Bật Mí giải pháp trọn đời chăm sóc răng miệng hiệu quả cho bé từ 6 tuổi

Chăm sóc răng miệng cho con trẻ cần được chú trọng cho trẻ ngay từ những ngày đầu.Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách, hiệu quả. Vậy, đâu là những giải pháp hữu hiệu nhất mà cha mẹ nên làm cho trẻ? NK Liên Thanh sẽ bật mí giải pháp trọn đời chăm sóc răng miệng hiệu quả cho bé từ 6 tuổi ngay sau đây nhé!

Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ Từ 6 Tuổi

1. Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh nha khoa

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý nha khoa do sức đề kháng của trẻ kém hơn người lớn, răng miệng đang trong giai đoạn phát triển và chưa có ý thức về việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống còn chưa khoa khoa học nhiều đồ ngọt, đồ dầu mỡ….

Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,… đang ngày càng tăng cao. Khi mắc bệnh, trẻ thường có dấu hiệu hôi miệng, bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt và cản trở việc học tập. Trường hợp bệnh không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm cầu thận,…

Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây có thể trẻ đang mắc bệnh răng miệng cha mẹ cần lưu ý:

  • Đau răng
  • Chấm đen trên bề mặt răng
  • Sưng tấy nướu
  • Nướu đỏ
  • Chảy máu nướu
  • Hôi miệng…

Chăm Sóc Răng Miệng Cho Trẻ Từ 6 Tuổi(1)

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được khám với bác sĩ chuyên khoa và biết cách chăm sóc, điều trị cho trẻ khoa học.

2. Chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em đúng cách

2.1. Đánh răng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được quan tâm từ sớm, ngay từ giai đoạn sơ sinh cho tới khi bắt đầu mọc răng và phát triển hoàn thiện các răng vĩnh viễn. Ở giai đoạn đầu chưa mọc răng, cha mẹ nên dùng gạc ẩm để rơ lưỡi và cho con trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Khi bé tới thời điểm mọc răng sữa, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng cụ thể như sau:

Bước 1: Súc miệng để giúp loại bỏ bớt thức ăn bám trong răng miệng.

Bước 2: Rửa sạch bàn chải, lấy một lượng kem đánh răng phù hợp.

Bước 3: Để bàn chải nằm ngang, nghiêng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu.

Bước 4. Chải răng mặt ngoài và mặt trong nhẹ nhàng, đều và kỹ lưỡng để làm sạch thức ăn, mảng bám.

Bước 5: Đánh răng nhai bằng cách đặt bàn chải song song với mặt nhai, sau đó di chuyển bàn chải từ trong ra ngoài để chải răng.

Bước 6: Làm sạch mặt lưỡi bằng lưng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng chải lưỡi.

Bước 7: Nhổ bỏ bọt kem đánh răng ra ngoài và súc miệng kỹ bằng nước sạch.

Lưu ý:

– Khi trẻ đã mọc đủ răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh vùng kẽ răng được kĩ càng hơn.

– Thời gian đánh răng nên từ 2-3 phút, không nên ngắn quá vì không làm sạch được răng miệng, không nên lâu quá để tránh ảnh hưởng đến men răng của trẻ.

– Chọn bàn chải có lông mềm, kích thước nhỏ để bé có thể dễ dàng đánh răng.

– Thay bàn chải thường xuyên cho bé từ 3-4 tháng/lần và làm sạch bàn chải sau khi bé đánh răng.

– Nên lựa chọn kem đánh răng có hàm lượng flour vừa phải.

2.2. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng cho con trẻ. Cha mẹ cần lưu ý tới các thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây để bảo vệ hàm răng như ý cho bé:

Thực phẩm có lợi cho răng

– Thực phẩm giàu canxi giúp củng cố lớp men răng, bảo vệ ngà răng bao gồm sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt,…

– Thực phẩm giàu chất xơ giúp tăng cường tiết nước bọt tự nhiên để chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn như củ cải, bông cải xanh, táo, chuối, đậu phộng,…

– Ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin B để cải thiện sức khỏe hàm răng.

Thực phẩm có hại cho răng

– Đường: Biến pH trong khoang miệng thành axit khiến men răng bị suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công.

– Đồ uống có ga, tạo điều kiện để vi khuẩn tiết ra nhiều axit và tấn công vào men răng.

– Trái cây thuộc họ cam chanh, thực phẩm có tính axit cao, dễ làm mòn men răng.

– Thức ăn dai cứng dễ làm tổn thương răng và các tổ chức quanh răng.

2.3. Khám nha khoa định kỳ

Trẻ cần được kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc 4 tháng/lần đối với những trẻ có nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa cao như: ăn nhiều đồ ngọt, đề kháng kém, thừa cân, béo phì. Những trẻ đang mắc các bệnh lý răng miệng cần khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi phát hiện răng miệng có dấu hiệu bất thường.

Khám nha khoa định kỳ sẽ giúp cha mẹ có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng sức khỏe hàm răng, phát hiện và tầm soát sớm các bệnh lý tiềm ẩn để có các phương án xử trí phù hợp và hiệu quả nhất. 

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay