Khi bạn bị chảy máu chân răng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu hoặc chỉ là tổn thương nướu và răng đơn thuần, nặng nề hơn có thể đó là biểu hiện sớm của bệnh viêm nha chu. Vậy cần làm gì khi chảy máu chân răng và nên phòng tránh như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
1. Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là một triệu chứng ở nướu phổ biến có thể do chấn thương hoặc bệnh nướu răng. Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng, chắc, không dễ chảy máu ngay cả khi đánh răng không cẩn thận và và mạnh hơn bình thường.
Vì vậy, khi nướu bị chảy máu tự nhiên với lực tác động nhẹ, chẳng hạn như: chảy máu nướu khi chải bằng bàn chải mềm, dùng chỉ nha khoa,… đó chắc chắn là dấu hiệu của bệnh nướu răng, hoặc là bệnh ở các mô xung quanh răng (bệnh nha chu)
2. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
2.1. Dùng chỉ nha khoa không đúng cách
Đôi khi, thay đổi thói quen dùng chỉ nha khoa hoặc dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng có thể khiến nướu bị chảy máu. Khi dùng chỉ hoặc tăm ở vùng kẽ răng bạn cần dùng lực vừa phải để tránh làm tổn thương nướu.
2.2. Bàn chải đánh răng thô cứng
Nhiều người đánh răng bị chảy máu nướu do bàn chải đánh răng. Nếu bạn có một bàn chải đánh răng cứng, bạn nên thay thế bằng bàn chải đánh răng tốt hơn để tránh chảy máu nướu răng khi đánh răng. Ưu tiên mua và sử dụng các loại bàn chải có đầu lông mềm, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu khi chải. Bạn cũng lưu ý rằng nếu chải quá mạnh, bạn cũng có thể làm tổn thương nướu và khiến nướu bị chảy máu, vì vậy bạn cần bỏ thói quen xấu này.
2.3. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Nguyên nhân nào khiến chảy máu chân răng? Một số thành phần trong thực phẩm chế biến sẵn mà bạn ăn hàng ngày có thể gây kích ứng nướu và khiến nướu bị chảy máu. Vì vậy, bạn nên xem xét các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. Hoặc chảy máu nướu răng chủ yếu là do thiếu vitamin C và vitamin K, những chất cần thiết cho quá trình đông máu.
2.4. Hút thuốc lá quá nhiều
Chảy máu chân răng có thể do hút thuốc. Những người hút thuốc thường xuyên thường có nhiều cao răng hơn những người không hút thuốc. Ngoài việc gây ra mùi khó chịu, các hóa chất độc hại trong thuốc lá còn tạo yếu tố thuận lợi cho bệnh nha chu phát triển do làm giảm lưu lượng máu đến các mô xung quanh răng, bao gồm cả nướu.
2.5. Căng thẳng thường xuyên và quá mức
Chảy máu chân răng cũng có thể là do căng thẳng. Có lẽ nhiều người không biết rằng căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nếu bạn thường xuyên bị kích động và lo lắng, nó có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ mắc các bệnh về nướu hơn. Căng thẳng có thể làm cho các mạch máu bị viêm, có thể làm hỏng các mô mềm trong miệng và ngăn cản quá trình chữa lành vết thương.
2.6. Tình trạng răng mọc bị lệch
Răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn hay không đúng vị trí cũng có thể gây ra viêm lợi. Điều này là do răng mọc lệch lạc có thể làm cho răng khó làm sạch, có xu hướng tích tụ mảng bám và gây viêm. Vậy nên bạn có thể cần đến khám tại cơ sở nha khoa để áp dụng các biện pháp chỉnh nha giúp cải thiện tình hình.
2.7. Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Thay đổi nội tiết tố thường xảy ra trong giai đoạn cuộc đời của phụ nữ, chẳng hạn như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi nội tiết tố là một vấn đề khá phổ biến và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
Đối với nhiều người, chảy máu chân răng còn là một dấu hiệu sớm của việc mang thai. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản xuất nhiều hơn, làm tăng lưu lượng máu đến nướu và tăng độ nhạy cảm của nướu với các kích thích khiến chúng bị chảy máu.
3. Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Khi bạn bị chảy máu chân răng, đó có thể là dấu hiệu của viêm nướu, hoặc chỉ đơn giản là nướu và răng bị tổn thương. Tuy nhiên nghiêm trọng hơn đây chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nha chu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể dẫn đến nguy cơ tiêu xương, khiến răng bị rụng sớm.
Vậy nên bạn cần chú ý các dấu hiệu khi bị chảy máu chân răng. Nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên và khiến bạn thấy đau nhức răng, khó chịu, hãy đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có các điều trị phù hợp nhất.
4. Cần làm gì khi chảy máu chân răng?
- Sử dụng gạc để cầm máu: Bạn hãy nhẹ nhàng đặt gạc vô trùng lên vị trí chảy máu và giữ cho đến khi máu ngừng chảy. Phương pháp này giúp cầm máu rất hiệu quả và thường được các bác sĩ áp dụng. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh máu khó đông, quá trình này có thể lâu hơn.
- Chườm đá lạnh: Gói 1 vài viên đá lạnh bằng một miếng gạc sạch và chườm lên vết chảy máu là cách cầm máu hiệu quả. Hãy áp dụng quy tắc chườm 10 phút và giải lao 10 phút để có kết quả tốt nhất.
- Đến khám tại nha khoa: Các biện pháp trên chỉ có thể làm giảm tạm thời tình trạng chảy máu chân răng không thể ngăn chặn được. Vì vậy, khi bạn không thể cầm máu, hãy đến gặp nha sĩ để được giúp đỡ. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân gây chảy máu từ đó sẽ giúp việc điều trị chảy máu chân răng hiệu quả.
5. Cách phòng tránh bệnh chảy máu chân răng
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách chải răng đúng cách, chải nhẹ bằng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa. Bạn nên chọn loại bàn chải mềm để chải răng, và luôn nhớ thay bàn chải ngay khi lông bàn chải bắt đầu bị tụt xuống và lan ra hai bên. Thời điểm của mỗi lần đánh răng cũng rất quan trọng. Mỗi lần đánh răng mất khoảng 3 – 5 phút, ngày 2 lần.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối 3 lần một ngày cũng có thể giúp nướu răng khỏe mạnh.
- Chế độ ăn uống cần cân đối, khoa học và đủ dinh dưỡng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế đồ ngọt, đồ nếp và đồ uống có ga. Bổ sung ngay vitamin C và khoáng chất nếu cần.
- Hạn chế hoặc không hút thuốc lá.
- Suy nghĩ tích cực, làm việc và sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng và sang chấn tâm lý.
- Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh.
- Bạn nên hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc bạn phải dùng và cách tránh chúng.
- Bạn cũng nên thông báo cho nha sĩ về tình trạng bệnh lý mà bạn đang điều trị và các loại thuốc bạn đang sử dụng để nha sĩ chỉ định phương pháp điều trị chính xác.
- Bạn nên lấy cao răng ít nhất một lần khi mang thai.
- Bạn nên chủ động hẹn khám lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng / lần.
- Khi thấy lợi chảy máu bạn nên khám bác sĩ ngay để được cung cấp phác đồ điều trị phù hợp.
Bài viết đã giúp giải đáp chảy máu chân răng có nguy hiểm không và nên làm gì khi bị chảy máu chân răng. Nếu có những dấu hiệu bất thường bạn hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám nhé!
Nha khoa Liên Thanh
Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451
Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754
Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/