Những câu hỏi thường gặp khi điều trị cười hở lợi

 

Chữa cười hở lợi có đau không, có để lại biến chứng gì không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi không chỉ sợ đau, mọi người còn lo sợ phẫu thuật cười hở lợi sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc lý giải thắc mắc này và hướng dẫn những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị cười hở lợi. 

1. Điều trị cười hở lợi có đau không?

cười hở lợi

Phẫu thuật cười hở lợi thực chất chỉ là một cuộc tiểu phẫu rất nhẹ nhàng và ít xâm lấn nên khách hàng không cần quá lo lắng. Xử lý cười hở lợi có nhiều cách thức tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi là gì.

– Cười hở lợi do răng hô: áp dụng phương pháp niềng răng (có thể kết hợp với cắt lợi)

– Cười hở lợi do xương hàm: phẫu thuật xương hàm

– Cười hở lợi do răng ngắn: thực hiện thủ thuật kéo dài thân răng

– Cười hở lợi do lợi và môi: tiểu phẫu cắt lợi hoặc cắt phanh môi

Các cách khắc phục cười hở lợi này trong quá trình thực hiện đều được gây tê nên khách hàng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Ngay cả khi thuốc tê đã hết tác dụng, phần phẫu thuật cũng chỉ có cảm giác ê ẩm chứ không hề đau đớn như mọi người vẫn nghĩ.

2. Phẫu thuật cười hở lợi bao lâu thì lành?

Theo các bác sĩ của nha khoa Liên Thanh, thời gian để bạn có thể hồi phục sau phẫu thuật cười hở lợi thường là:

– Sau 3 – 4 ngày chữa cười hở lợi thì hàm sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ. Việc cần làm lúc này là uống thuốc theo chỉ định của nha sĩ.

– Sau 5 – 7 ngày, dấu hiệu sưng ở hàm đã gần như tiêu hết, các mô mềm ở nướu sẽ lành dần.

– Sau 10 ngày, tình trạng sưng biến mất hoàn toàn, bạn gần như hồi phục hoàn toàn.

– Sau khoảng 1,5 tháng thì bạn sẽ quay trở lại trạng thái bình thường như trước khi thực hiện phẫu thuật.

3. Phẫu thuật cười hở lợi có để lại biến chứng gì không?

Phẫu thuật cười hở lợi có nguy hiểm không, có để lại biến chứng gì không phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ và cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. Dù chỉ là cuộc tiểu phẫu nhưng nếu được thực hiện bởi các bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề kém và điều kiện vệ sinh không đảm bảo thì vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Chảy máu kéo dài

Vết thương bị nát hoặc bác sĩ chạm vào mạch máu cũng sẽ có thể khiến cho tình trạng chảy máu kéo dài xảy ra. Lúc này, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức tránh máu chảy nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm trùng

Nếu không có cách thức vệ sinh răng miệng đúng thì những vết thương hở từ phẫu thuật cười hở lợi hoàn toàn có thể là nơi phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương và các bệnh lý răng miệng liên quan.

Lợi tái phát trở lại

Một số bác sĩ thiếu kiến thức chuyên môn đã không khắc phục triệt để tình trạng cười hở lợi. Kéo theo đó là hiện tượng lợi mọc lại.

Rối loạn khớp cắn

Những sai lệch trong quá trình phẫu thuật xương hàm của bác sĩ cũng hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn khớp cắn. Lúc này, vấn đề của bạn sẽ không chỉ dừng lại ở việc khắc phục tình trạng cười hở lợi mà còn là những phiền toái và hệ lụy của khớp cắn bị rối loạn.

4. Cách chăm sóc răng miệng sau điều trị cười hở lợi

cười hở lợi

  • Kiểm soát chảy máu

Sau khi cắt lợi, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn ép gạc và bạn phải tuân thủ quy trình này. Thời gian cầm máu từng người sẽ khác nhau. Thời gian đầu khi còn thuốc tê, mạch máu vẫn co ngoại vi, chảy máu sẽ ít. Tuy nhiên khi hết tê, không còn tình trạng co mạch thì bạn có thể chảy máu nhiều hơn. 

Chảy máu sau phẫu thuật cắt lợi không ồ ạt như nhổ răng, mà nó thường rỉ rả, bám vào vùng cổ răng. Hãy đảm bảo ép gạc chặt vào những vị trí còn phát hiện thấy chảy máu. 

Khi có cục máu đông bám trên răng thì không nên bóc hay cạo ra trong 2 ngày đầu tiên. Hãy giữ nguyên và liên hệ với nha sĩ, khoảng 1 tuần sau phẫu thuật nha sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để tách phần máu đông bám trên bề mặt răng giúp bạn. 

Không nên súc miệng mạnh sẽ làm bong mất cục máu đông cần thiết cho quá trình lành thương, đặc biệt trong 48h đầu. Việc chảy máu rỉ ra có thể kéo dài từ 12 – 24h. Nếu máu chảy ít thì bạn vẫn cần duy trì ép gạc, tuy nhiên nếu máu chảy nhiều và phát hiện chỉ khâu cố định lợi bị đứt thì cần đến ngay nha sĩ để được khâu lại kịp thời. 

  • Chế độ ăn sau điều trị cười hở lợi

Để lợi mau lành, mô lợi đẹp và tránh tình trạng viêm nhiễm, sau khi điều trị cười hở lợi bạn cần: 

– Ăn các thực phẩm mềm và ở dạng lỏng như cháo, ngũ cốc, bún, phở, soup,…

– Bổ sung nhiều rau xanh như rau ngót, rau chùm ngây, rau má,..để làm vết thương nhanh lành;

– Tăng cường các loại trái cây có tính mát để bổ sung vitamin cho cơ thể;

– Ăn thêm thịt lợn chế biến với nghệ tươi để giúp quá trình lành thương nhanh hơn, thêm nữa trong nghệ còn có thành phần giúp kháng viêm và ngăn chặn hình thành sẹo lồi.

Sau khi chữa cười hở lợi, hạn chế sử dụng các thực phẩm:

– Có tính cay nóng vì có thể ảnh hưởng đến vết thương

– Đồ hải sản, rau muống, trứng,.. vì có thể gây viêm nhiễm hoặc dẫn đến sẹo lồi mất thẩm mỹ.

– Hạn chế đồ ăn quá cứng.

– Ngày đầu tiên không sử dụng nước mắm để chấm đồ ăn vì điều này dễ gây sót lợi

– Hạn chế ăn thịt bò vì có thể khiến vết thương sậm màu hơn, dễ dẫn đến hình thành sẹo thâm.

– Kiêng đồ nếp như xôi vì có thể khiến vết thương hở mưng mủ và lâu lành hơn.

  • Cách kiểm soát đau sau điều trị cười hở lợi

Sau điều trị cười hở lợi, bạn sẽ đau nhiều trong 12h đầu tiên, sau đó đau giảm dần và chỉ còn cảm giác hơi rát, buốt nhẹ trong ngày thứ 2. Vì cơn đau chỉ xuất hiên trong tối đa là 1 ngày đầu, nên bạn hãy uống giảm đau ngay khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. 

Khi mô mềm ổn định (thời điểm 1 tháng), lúc này khi kéo mô lợi lên trên có thể gây buốt một vài điểm, bạn có thể dùng thêm các loại kem đánh răng chống ê buốt. Việc chải răng phải nhẹ nhàng và không được kéo ngang. 

  • Cách kiểm soát phù nề

Sau phẫu thuật, bạn có thể bị phù nề môi trên, vì vậy bác sĩ thường kê toa thuốc kháng viêm nhằm hạn chế tối đa tình trạng này. Ngoài ra, để giảm phù nề bạn nên chườm đá ngay sau phẫu thuật cho đến hết ngày đầu tiên. 

Cách thực hiện:

– Chườm đá vào vùng môi tương ứng với vùng phẫu thuật, bạn có thể gói đá trong túi nilon, khăn sạch hoặc giấy rồi chườm nhẹ. 

– Động tác chườm nên di chuyển liên tục, không nên đặt tại một điểm sẽ có thể bị bỏng lạnh, do vừa phẫu thuật vùng môi bị tê, mất cảm giác, mà bạn lại để viên đá lên đó quá lâu thì gây ửng đỏ da. 

Khi ngủ, hãy nằm ngủ tư thế đầu cao, nhằm hạn chế sưng nề và chảy máu. Nằm ngủ đầu thấp sẽ khiến áp lục vùng đầu cổ tăng lên. Từ đó dễ phù nề cũng như chảy máu. 

Sau điều trị cười hở lợi 2 ngày thì chuyển sang chườm nóng, để giúp tăng vận mạch tại chỗ và thúc đẩy lành thương. Bạn có thể dùng nước nóng hoặc cơm vắt là những thứ dễ kiếm để chườm. 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc bảo vệ các múi chỉ rất quan trọng, đặc biệt là phẫu thuật di chuyển vạt lợi về phía trên trong trường hợp thiếu lợi sừng hóa. Bởi vậy bạn nên chú ý cách vệ sinh răng miệng như sau: 

– Không tác động mạnh vào vết thương hoặc để cơ thể hoạt động mạnh trong tuần thứ nhất sau phẫu thuật

– Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và vệ sinh vết thương theo hướng dẫn tại nha khoa

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án kịp thời.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám và tư vấn về dịch vụ điều trị cười hở lợi tại nha khoa Liên Thanh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 024.62.67.67.67

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

 

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay