Dấu hiệu mọc răng khôn là gì? Những trường hợp nào phải nhổ răng khôn

Nhiều người hay bị nhầm lẫn dấu hiệu mọc răng khôn với các bệnh lý về răng khác. Vậy mọc răng khôn có những dấu hiệu gì? Những trường hợp cần can thiệp nhổ răng khôn? Hãy đón đọc nhé! 

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường độ tuổi mọc răng này là từ 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.

Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

2. Dấu hiệu mọc răng khôn là gì?

Khi bạn xuất một trong các dấu hiệu dưới đây rất có thể bạn đang chuẩn bị mọc răng khôn: 

2.1. Nướu sưng, đỏ

Dấu Hiệu Mọc Răng Khôn Là Gì

Kích thước của răng số 8 khá lớn trong khi diện tích còn lại trên cung hàm là quá nhỏ, do đó răng khôn không mọc lên hết được và bị ẩn dưới nướu, đội nướu lên dẫn đến tình trạng nướu sưng, đỏ. Với răng khôn mọc ở hàm dưới, triệu chứng này sẽ dễ nhận thấy hơn. Còn đối với răng khôn mọc ở hàm thì để cảm nhận độ sưng của nướu, bạn có thể sử dụng lưỡi. 

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà tình trạng đau nhức này diễn ra nhiều hay ít. Có những người khi mọc răng khôn không bị đau nhức, chỉ bị ê buốt nhẹ. Tuy nhiên có những người bị đau nhức tới mức không thể ăn nhai nổi.

2.2. Sưng má

Đối với những chiếc răng không mọc thẳng hoặc mọc lệch lợi bị sưng không quá nghiêm trọng. Còn đối với răng khôn mọc đâm thẳng vào răng số 7 hoặc nhiễm trùng có thể khiến lợi sưng to hơn bình thường, từ đó mạch máu cũng sưng to và gây sưng má. 

2.3. Sốt

Khi việc mọc răng khôn gây đau đớn quá nhiều bạn có thể sẽ gặp phải những cơn sốt cao không có điểm dừng. Thậm chí nặng có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch ở khu vực cổ. Cơn sốt do mọc răng khôn xuất phát từ việc răng khôn trồi lên trên cung hàm, làm phá vỡ màn chắn của lớp niêm mạc trong khoang miệng. Từ đó các vi khuẩn tích tụ trong mảng bám có cơ hội tràn vào, gây viêm vùng nướu xung quanh răng khôn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với tình trạng viêm, gây ra nhiều cơn đau nhức kèm theo sốt.

2.4. Xuất hiện mủ

Xuất hiện mủ là tình trạng khá nghiêm trọng của mọc răng khôn. Răng khôn khi đó bị áp xe do mắc kẹt một phần ở phía dưới khiến dắt thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. 

2.5. Hơi thở có mùi khó chịu

Trong quá trình tách nướu để răng khôn trồi lên tạo điều kiện cho cho các loại thực phẩm có thể mắc kẹt lại vào. Thêm vào đó khi mọc răng khôn rất dễ gặp phải tình trạng đau nhức do đó quá trình vệ sinh răng miệng cũng bị hạn chế. Khó để len lỏi vào sâu bên trong khu vực mọc răng khôn được. Lâu ngày làm hơi thở có mùi và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. 

2.6. Sâu răng số 7

Đây là chiếc răng cối lớn thứ 2 trên cung hàm, có chức năng ăn nhai, thường chịu ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ mọc răng khôn. Nếu răng khôn mọc sai lệch trong cung hàm như mọc xiên, mọc ngang, mọc lệch… sẽ tạo ra một khoảng không gian lớn bên cạnh răng số 7, khiến thức ăn dễ bị giắt vào, gây sâu răng.

3. Những điều nên làm khi phát hiện mọc răng khôn

3.1. Kiểm tra tình trạng răng miệng

Việc đầu tiên ngay sau khi bạn phát hiện ra mình bị mọc răng khôn đó là đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám để xác định mức độ lệch của răng từ đó có những biện pháp kịp thời tránh để quá lâu sẽ có những ảnh hưởng xấu như gây xô lệch toàn hàm,…

3.2. Hạn chế ăn những loại thực phẩm dai cứng

Những loại thực phẩm này không chỉ làm cho răng phải tác động lực nhiều gây ra tình trạng đau nhức mà đặc điểm của những loại thực phẩm này còn rất dễ bị mắc kẹt vào vùng mọc răng khôn gây cản trở cho quá trình vệ sinh răng miệng. Ngoài ra nếu lâu ngày không vệ sinh kỹ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sâu răng nặng hơn nữa có thể bị nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

3.3. Chú trọng vệ sinh răng miệng 

Trong thời gian mọc răng khôn, bạn cần uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày bằng chỉ nha khoa và kem đánh răng, mặc dù việc vệ sinh răng miệng khá khó khăn. Điều này giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào vùng nướu có chứa răng khôn. Nên ưu tiên những loại bàn chải có lông mềm để tránh tác động lực và gây kích ứng ở phần nướu. Ngoài ra không nên đánh quá mạnh khi đánh răng, thay vào đó nên massage nướu và đánh răng nhẹ nhàng để bảo vệ tốt phần răng khôn đang mọc lên.

3.4. Ăn thực phẩm mềm và lỏng

Sử dụng những loại thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, sinh tố,… để hạn chế sự vận động khoang miệng –  nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sốt kéo dài, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

4. Những trường nào bắt buộc nhổ răng khôn?

4.1. Răng khôn bị sâu

Do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khi ăn uống, thức ăn sẽ rất dễ bị bám chắc vào bên trong và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và lâu ngày sẽ có thể phát sinh ra các bệnh lý như: viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

4.2. Răng khôn gây viêm nướu

Nếu răng khôn của bạn mọc lệch, răng sẽ gây nên sự tác động nhất định đến các mô mềm phía trên và xung quanh khu vực nướu răng. Lúc này răng sẽ gây tổn thương lên bờ nướu răng, bờ nướu răng trong cùng sẽ bị đỏ và sưng tấy cùng với nhiều triệu chứng điển hình khác. Càng về sau, tình trạng này càng nặng hơn và xảy ra với tần suất nhiều hơn. Vì thế đối với những trường hợp này cần loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Bởi càng loại bỏ sớm sẽ hạn chế được những rủi ro răng khôn tác động vào.

4.3. Răng khôn gây ảnh hưởng đến các xương và răng bên cạnh

Dấu Hiệu Mọc Răng Khôn Là Gì1

Một khi răng khôn mọc và đâm chệch sang răng bên cạnh, răng đó sẽ bị lung lay, tiêu hy. Trong nhiều trường hợp có người bị áp xe xương ổ răng hoặc sâu răng. Có người bị răng khôn đâm vào rằng hàm số 7. Tình trang này nếu để lâu sẽ khiến răng bị lung lay và cuối cùng sẽ bị rụng răng. Ngoài ra nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lộn xộn sẽ có thể dẫn đến hậu quả bị tiêu xương hàm. Nguyên nhân là do răng khôn mọc sai làm cho tổ chức của răng hàm lớn thứ hai bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả bị tiêu xương.

 

Trên đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết được mình đang chuẩn bị mọc răng khôn và những trường hợp bắt buộc can thiệp nhổ. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn và tránh được những sai lầm dễ mắc phải khi mọc răng khôn.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay