Điều trị chảy máu chân răng ở người cao tuổi

 

Cũng như nhiều cơ quan chức năng khác, răng miệng không nằm ngoài sự tác động của quá trình lão hóa. Ở người cao tuổi, một trong những vấn đề về răng miệng thường gặp nhất là chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng chảy máu chân răng kéo dài sẽ khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vậy, cách điều trị và phòng tránh tình trạng này như thế nào? Hãy cùng nha khoa Liên Thanh tìm hiểu nhé!

  • Chảy máu chân răng là gì?chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu, thường xuất hiện khi chải răng. Ngoài chảy máu, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu. 

  • Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở người cao tuổi

Chảy máu chân răng ở người cao tuổi có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, do răng mọc lệch hoặc các thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng hằng ngày. Trong đó, một số nguyên nhân cụ thể thường gặp nhất là: 

2.1. Do mắc các bệnh răng miệng thường gặp

– Viêm nướu: Thường do vệ sinh răng miệng kém, để các mảng bám gây viêm làm sưng nướu, chảy máu, nướu có màu đỏ, miệng hôi.

– Viêm nha chu: Đây là bệnh diễn tiến âm thầm khiến răng dần trở thành lung lay, mất răng với triệu chứng điển hình là vôi đóng quanh răng gây viêm và chảy máu chân răng.

– Áp xe chân răng: Đây là hậu quả của viêm răng không điều trị dẫn đến viêm gây mủ áp xe chân răng. Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình, sau đó người bệnh sẽ đau nhức liên tục, sốt và sưng vùng mặt…

2.2. Do răng mọc lệch

Tình trạng răng mọc lệch, khớp cắn sai lệch cũng gây ra tình trạng viêm nướu làm việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, lợi dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng bị chảy máu chân răng.

Ngoài ra, chảy máu chân răng ở người cao tuổi còn có thể đến từ những nguyên nhân khác như:

– Cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, K.

– Người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu: Được bác sĩ chỉ định cho một số bệnh nhân để làm giảm khả năng đông máu.

– Bị mắc các bệnh như: Các bệnh về gan, thận, sốt xuất huyết, ung thư miệng, thiếu máu,…

– Hút thuốc lá: Các chất có hại trong thuốc lá sẽ làm gia tăng các bệnh về nướu lợi hơn, gây tình trạng chảy máu chân răng.

  • Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng ở người cao tuổi

3.1. Dùng gạc để cầm máu

Cũng tương tự như khi bạn bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, người cao tuổi có thể cầm máu bằng cách ngay lập tức cầm một miếng gạc sạch và ẩm lên vùng bị chảy máu. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc một tình trạng bệnh lý khác có thể mất nhiều thời gian hơn để cầm máu.

3.2. Chườm lạnh

Chảy máu chân răng không phải lúc nào cũng do bệnh nướu răng gây ra mà có thể do chấn thương răng miệng hoặc chấn thương mô nướu. Việc dùng miếng gạc lạnh áp vào đường viền nướu có thể làm giảm sưng và hạn chế máu chảy. Chườm đá cũng có tác dụng làm dịu vết thương nhẹ ở miệng gây sưng tấy, chẳng hạn như vết cắt và vết xước. Đá lạnh cũng có thể giúp giảm đau và sưng tấy do viêm lợi.

3.3. Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng kháng khuẩn vừa có tác dụng điều trị vừa ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm, có thể điều trị và ngăn ngừa viêm nướu – một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu nướu. Các thành phần hoạt tính phổ biến trong nước súc miệng bao gồm: chlorohexidine hoặc hydrogen peroxide.

3.4. Súc miệng bằng nước muối

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm giảm vi khuẩn và cầm chảy máu chân răng. Để thực hiện người cao tuổi có thể pha nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây từ ba đến bốn lần một ngày. Nếu bị chảy máu nướu răng do chấn thương thì súc miệng bằng nước muối ấm cũng giúp làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.

3.5. Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp

Người cao tuổi nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm, mỗi lần thực hiện chải răng trong 2 phút và đánh răng 2 lần một ngày. Các chuyên gia cho rằng, cả bàn chải đánh răng bằng tay và bàn chải răng điện đều hiệu quả. Lưu ý, thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.

3.6. Tăng lượng vitamin C cho cơ thể

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng. Ngược lại, thiếu vitamin C có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu chân răng. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà người cao tuổi nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày là: cam, khoai lang, ớt đỏ, cà rốt,…

3.7. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột và carbs

Ăn thực phẩm chế biến nhiều tinh bột quá thường xuyên có thể gây viêm nướu và chảy máu nướu. Thực phẩm giàu tinh bột có thể dính vào nướu răng và phân hủy thành đường. Điều này có thể dẫn đến viêm nướu, chảy máu và gia tăng sâu răng. Thực phẩm chế biến sẵn, giàu tinh bột bao gồm bánh mì tinh luyện, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giảm lượng carbohydrate của bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe nướu răng và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Carbohydrate và thực phẩm có đường làm tăng mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn. Càng nhiều mảng bám tích tụ trên nướu răng thì nguy cơ chảy máu chân răng càng cao. Mặc dù, đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể làm giảm sự tích tụ này nhưng cắt giảm lượng carbs cũng là giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.

3.8. Uống trà xanh

Uống trà xanh hàng ngày được chứng minh có thể đẩy lùi bệnh nha chu và giúp cầm máu. Thành phần catechin trong trà xanh là một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng

3.9. Thăm khám để được điều trị triệt để tại cơ sở nha khoa uy tín  

Khi tình trạng cháy chảy máu chân răng không cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày, người cao tuổi nên chủ động đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Dựa vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Nếu bị chảy máu chân răng là do các vấn đề về răng miệng thì người bệnh cần phối hợp và tuân theo điều trị của bác sĩ. 

  • Các biện pháp phòng ngừa chảy máu chân răng ở người cao tuổichảy máu chân răng

Người cao tuổi có thể chủ động phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng bằng việc chú ý giữ gìn và vệ sinh răng miệng đúng cách và kết hợp với lối sống vui tươi, khoa học: 

4.1. Chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách chải răng một ngày hai lần, mỗi lần chải răng kỹ từ 2-3 phút, chải răng đúng kỹ thuật bằng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu lợi. Nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để vệ sinh lấy thức ăn thừa và mảng bám.

4.2. Bổ sung các chất cần thiết

Cần bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành vết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy đặc biệt là vitamin C và K để phòng chảy máu chân răng. Nên ăn các loại quả như cam, chanh, bưởi… để bổ sung C và các loại thực phẩm như củ cải, chuối có nhiều vitamin K. Ăn nhiều chất xơ và rau xanh hàng cũng giúp loại bỏ mảng bám trên răng.

4.3. Bỏ thuốc lá

Bỏ thói quen có hại này sẽ khiến giảm nguy cơ các bệnh răng miệng và rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác. Bỏ thuốc lá sẽ khiến hơi thở thơm tho, răng không ố vàng, đẩy lùi các bệnh viêm nha chu và chảy máu chân răng.

4.4. Sử dụng thuốc điều trị

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng có thể khắc phục được nếu bị viêm nướu nhẹ. Trong trường hợp viêm nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ thuốc kháng sinh, có thể kết hợp ngậm máng. Kết hợp bổ sung các loại vitamin cũng là cách làm giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.

4.5. Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để tránh mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu và các bệnh về răng miệng… sẽ giúp điều trị được triệt để vấn đề chảy máu chân răng.

 

Để đặt lịch khám tại nha khoa Liên Thanh, quý khách vui lòng liên hệ đến số hotline 028.4455.2222– 024.62.67.67.67. Đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tư vấn giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm tại nha khoa Liên Thanh sẽ thăm khám và thông tin đến quý khách về tình trạng sức khỏe răng miệng một cách chi tiết và tận tâm nhất.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

 

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay