Điều trị ê buốt răng ở người cao tuổi

 

Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn và mang đến cảm giác khó chịu, đặc biệt là ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra ê buốt răng là gì và phải làm sao khi gặp phải tình trạng này? Hãy cùng Liên Thanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ở một chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng cứng chắc ngoài cùng sẽ bảo vệ lớp ngà răng bên trong mềm hơn và chân răng sẽ được nướu bảo vệ. Theo tuổi tác và những nguyên nhân khách quan, men răng bị mòn hoặc tổn thương (nứt, mẻ) hoặc đường viền nướu bị tụt sẽ khiến lớp ngà răng lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng ngàn ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong răng (tủy răng). Khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chất có tính axit… sẽ khiến các dây thần kinh bên trong răng bị kích thích gây đau và ê buốt.

  1. Nguyên nhân gây ê buốt răng ở người cao tuổiê buốt răng

1.1. Tụt nướu 

Mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày sẽ gây tụt nướu và làm lộ chân răng. Lúc này ngà răng lộ ra sẽ tiếp xúc với các yếu tố như axit trong đồ ăn, nhiệt độ nóng lạnh đột ngột, vi khuẩn gây hại tấn công.

1.2. Tổn thương cấu trúc răng 

Theo thời gian, răng bị vỡ mẻ, mòn men răng, mòn hở cổ răng dẫn đến lộ lớp ngà răng. Khi tiếp xúc với trực tiếp với axit trong nước bọt, trong thực phẩm hoặc các yếu tác động bên ngoài thì ngà răng dễ bị ê buốt và đau nhức. 

1.3. Sâu răng 

Sâu răng ăn mòn đến ngà răng, thậm chí làm lộ tủy cũng khiến răng ê buốt. Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây viêm tủy, dẫn đến nguy cơ áp xe răng và nhiễm trùng nặng. 

1.4. Do ăn thực phẩm có chứa axit 

Các nhóm đồ ăn, thức uống có chứa nhiều axit như đồ chua, nước có gas… cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt và nhức. Vì axit có thể mài mòn lớp men răng, dẫn đến lộ ngà răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. 

1.5. Chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao, bàn chải đánh răng quá cứng, hoặc đánh răng quá nhiều mỗi ngày… có thể khiến men răng bị mài mòn. Từ đó răng dễ đau nhức và ê buốt hơn. 

1.6. Do các thói quen xấu

Những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, thường xuyên ăn các đồ cứng, đồ quá lạnh… diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc răng bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng ê buốt răng ở người cao tuổi.

     2. Hậu quả của ê buốt răng ở người cao tuổi

ê buốt răng

Ê buốt ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời và tình trạng ê buốt trở nên nặng hơn thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng…. Bên cạnh đóm tình trạng ê buốt răng kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi. 

     3. Điều trị ê buốt răng ở người cao tuổi

Tình trạng ê buốt răng ở người cao tuổi hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị tại nhà bằng những phương pháp dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong những phương pháp dưới đây:

  • Nước muối 

Nước muối có tính sát khuẩn cao nên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả. 

Cách thực hiện: Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 60s. 

Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng, tuy nhiên việc tính toán tỉ lệ các thành phần không chính xác có thể dẫn đến tình trạng thừa muối trong cơ thể nếu áp dụng cách này lâu dài. Do đó, tốt nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc uy tín để sử dụng.

  • Trà xanh

Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, trong trà xanh còn chứa hàm lượng lớn chất allicin và fluor rất tốt cho răng miệng, có khả năng làm giảm ê buốt rất tốt. 

Bên cạnh đó, hoạt chất lactic trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng. Từ đó ngăn ngừa tình trạng mài mòn men răng. Vì vậy, súc miệng bằng nước trà xanh là một trong những cách làm giảm tê buốt răng, cũng như giúp răng chắc khỏe được nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá trà xanh, nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch. Cho lá trà xanh vào nồi, thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ rồi đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút. 

  • Tỏi

Trong tỏi có chứa allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hơn 70 loại virus, vi khuẩn gây hại khác nhau. Đồng thời một số hợp chất khác có trong tỏi như diallyl disulfide, diallyl – trisulfide, ajoene, phitoncid cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, dùng tỏi được rất nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện: Tỏi tươi bóc vỏ, giã nát với một ít muối. Đắp lên răng khoảng 10 phút. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. 

  • Lá trầu không 

Lá trầu không là mẹo vặt chữa ê buốt răng được dân gian áp dụng phổ biến. Tinh dầu lá trầu không có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Do đó, bài thuốc từ lá trầu không có hiệu quả rất tốt. 

Cách thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát cùng với một chút muối. Hòa một chén rượu vào hỗn hợp trên sau đó lọc lấy nước để súc miệng. Súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng trên 10 phút để có được hiệu quả tốt nhất. 

  • Lá ổi

Hợp chất astringents trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng hiệu quả.

Bạn có thể dùng lá ổi để giảm buốt răng theo cách sau: Lá ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với một ít muối. Cho thêm 1 ly nước vào hỗn hợp trên, rồi lọc bỏ bã. Dùng dung dịch trên để súc miệng, mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 10 phút. 

  • Đinh hương

Hoạt chất eugenol trong đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau. Đặc biệt, hoạt chất eugenol trong đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Vì vậy, đinh hương không chỉ được áp dụng để giảm ê buốt trong dân gian, mà còn là thành phần của nhiều loại kem đánh răng. 

Bạn thực hiện như sau: 

– Bột đinh hương: Trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp đắp lên răng khoảng 10 phút. Sau đó súc miệng sạch lại với nước. Nếu không có dầu oliu, bạn có thể bôi trực tiếp bột đinh hương. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất. 

– Nụ đinh hương: Nhai nát nụ đinh hương khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ. Tinh dầu từ nụ đinh hương tiết ra sẽ giúp làm dịu cảm giác ê răng. 

– Tinh dầu đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông. Sau đó chấm trực tiếp lên răng bị ê buốt.

     4. Cách chăm sóc và phòng tránh ê buốt răng ở người cao tuổi

Cách tốt nhất để chăm sóc và phòng tránh ê buốt răng ở người cao tuổi là thực hiện các phương pháp bảo vệ và chăm sóc men răng để những tác nhân kích thích không tác động đến dây thần kinh trong răng. Bạn nên lưu ý 6 cách chăm sóc răng bị ê buốt dưới đây:

4.1. Không đánh răng quá mạnh

Nhiều người có suy nghĩ đánh răng thật mạnh có thể giúp loại bỏ những mảng bám trên răng, thế nhưng điều đó sẽ khiến men răng của bạn bị mài mòn dẫn đến ê buốt răng. Đánh răng sát đường viền nướu có khả năng làm men răng mòn nhanh hơn.

Tốt nhất là bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45º với đường nướu rồi chải lên xuống nhẹ nhàng. Khi đó, bạn sẽ giữ được men răng sạch sẽ và khỏe mạnh.

4.2. Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt

Khi chọn kem đánh răng cho người có hàm răng nhạy cảm (răng ê buốt) cần đọc rõ thành phần ghi trên bao bì để tránh mua sản phẩm chất lượng kém, chứa những hóa chất độc hại như chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…

Các bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng với thành phần dược liệu tự nhiên, đặc biệt phù hợp với những người có hàm răng nhạy cảm bởi tính an toàn, công dụng ưu việt và có lợi cho sức khỏe. 

4.3. Liệu pháp Florua

Liệu pháp Florua là bổ sung florua vào các khu vực nhạy cảm của răng để tăng cường sức khỏe men răng, giảm đau, giảm cảm giác ê buốt răng và ngăn ngừa sâu răng. Florua thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng và thuốc viên, liệu pháp này làm giảm sự phân hủy bởi các axit từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và giảm hoạt động của vi khuẩn 

4.4. Tránh những thực phẩm có tính axit

Soda, kẹo ngọt, các nguồn carbohydrate có nhiều đường đều tấn công vào men răng và có khả năng gây ra ê buốt răng và sâu răng. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như: Rau quả giàu chất xơ, phô mai, sữa không đường, sữa chua nguyên chất… Bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường. 

Nếu vừa ăn những thực phẩm có tính axit, bạn đừng đánh răng ngay mà hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định trở lại trước khi chải răng.

4.5. Bỏ thói quen nghiến răng

Nghiến răng lâu ngày sẽ khiến men răng mòn dần, khiến răng có cảm giác bị ê buốt. Thói quen này được hình thành do căng thẳng, stress gây ra hoặc do chứng nghiến răng khi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ bảo vệ răng hàm để tránh những tổn thương cho răng gây ra bởi nghiến, siết hoặc nghiền răng.

4.6. Đến nha sĩ nếu ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng

Đôi khi tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, chẳng hạn như:

Teo rút nướu theo tự nhiên

Khi trên 40 tuổi, nướu sẽ có dấu hiệu teo rút lại và để lộ ra chân răng. Phần răng này không có men răng bảo vệ nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với thân răng. Do đó, hãy đến nha sĩ sớm để được tư vấn trám cổ chân răng, bảo vệ chân răng khi thấy nướu bắt đầu bị teo lại, tụt xuống dưới đường nướu bình thường.

Bệnh nướu răng

Mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày trên răng tạo điều kiện cho bệnh nướu răng phát triển và có thể phá hủy xương ổ răng. Để điều trị, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng sâu bao gồm cạo vôi và làm láng chân răng dưới đường nướu. Cách tốt nhất để xử lý bệnh nướu răng triệt để là phẫu thuật kết hợp sử dụng thuốc.

Nứt răng hay nứt vết trám

Vết nứt răng có khả năng kéo dài đến tận chân răng và bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau buốt răng khi ăn hoặc uống đồ lạnh. Nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu này, hãy đến nha sĩ để được tư vấn và trám lại các vết nứt trên bề mặt răng.

Bạn đừng vì sợ ê buốt răng mà ngại thực hiện các thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa vào buổi tối để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy nhớ đến phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ 2 lần mỗi năm để bảo vệ răng miệng một cách toàn diện.

 

Để đặt lịch tư vấn và thăm khám răng chuyên sâu, toàn diện cho người cao tuổi trên tại nha khoa Liên Thanh, quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline : 024.62.67.67.67.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

 

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay