Hàn răng có thực sự cần thiết không? Những vật liệu hàn răng phổ biến hiện nay

 

Sở hữu một hàm răng hoàn hảo là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể dẫn đến việc những chiếc răng bị sâu hay sứt mẻ. Để “cứu cánh” cho tình trạng này, phương án hàn răng chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vậy, hàn răng là gì? Hàn răng loại nào tốt? Bài viết dưới đây của Nha khoa Liên Thanh sẽ giúp bạn phân tích ưu nhược điểm của từng vật liệu hàn răng phổ biến hiện nay, từ đó xác định được vật liệu hàn răng nào phù hợp nhất với bản thân.

1. Hàn răng là gì?

Tram Rang

Hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu sinh học để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy phần mô răng bị khuyết. Sau đó, bác sĩ sẽ tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu, đồng thời còn giúp khôi phục chức năng nhai trọn vẹn. Bên cạnh việc che lấp khuyết điểm, hàn răng còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn tấn công và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng xuất hiện.

2. Khi nào nên hàn răng?

Theo các chuyên gia: Hàn răng là kĩ thuật an toàn phù hợp với nhiều đối tượng và các trường hợp khác nhau đã được Hiệp Hội Nha Khoa Quốc Tế công nhận. Bạn nên hàm trám răng khi răng gặp các tình trạng như sau:

– Răng bị sâu

– Răng bị mòn men, đen chân răng

– Răng bị xỉn màu, ố vàng.

– Răng bị sứt mẻ, hay bị tổn thương.

– Răng bị thưa ở mức độ vừa phải, khoảng cách giữa các răng không quá rộng.

– Khi muốn khắc phục tình trạng răng bị gãy mẻ mà không muốn mài răng thật để áp dụng phương pháp bọc răng sứ.

3. Những vật liệu hàn răng phổ biến nhất hiện nay

Kỹ thuật hàn răng ra đời đã khắc phục được những khuyết điểm xấu trên răng nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng, các vật liệu trám răng cũng được nghiên cứu với nhiều loại khác nhau. Dưới đây là 5 vật liệu trám răng tốt và được tin dùng nhất hiện nay. Cùng Nha khoa Liên Thanh phân tích ưu, nhược điểm từng loại vật liệu trám răng nhé:

  • Vật liệu hàn răng GIC

Vật liệu hàn răng GIC là từ viết tắt của Glass Ionomer Cement. GIC được tạo thành bởi thủy tinh và một chất axit hữu cơ. Hiện nay, GIC được ứng dụng chủ yếu trong quá trình hàn bít các lỗ răng bị sâu phá hủy đồng thời có tác dụng ngừa sâu răng quay trở lại cực kỳ tốt. 

Ưu điểm:

– GIC mang lại khả năng trám răng mà không cần sử dụng thêm bất cứ loại keo kết dính nào khác.

– Vật liệu GIC cũng không phản ứng với nhiệt độ.

– Hàn răng GIC sẽ không lo bị co ngót trong môi trường răng miệng. Nhờ vậy giúp hạn chế xuất hiện lỗ nhỏ sau này.

– Cơ chế của GIC là tự giải phóng florua nên có thể ngăn ngừa sâu răng. 

Nhược điểm:

– GIC không được đánh giá cao về độ bền. Sau thời gian dài sử dụng, lớp hàn bằng GIC dễ bị mài mòn cơ học.

– Chi phí bỏ ra cho việc hàn trám răng vật liệu GIC tương đối cao.

  • Vật liệu hàn răng bằng compositeHan Rang

Composite được tạo bởi bột thủy tinh và nhựa dẻo tổng hợp. Ở thời điểm hiện tại, composite chính là vật liệu trám răng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Khách hàng cũng đánh giá rất cao về những lợi ích ưu việt mà chúng mang lại.

Ưu điểm:

– Vật liệu composite sở hữu màu sắc trắng ngà với độ trong mờ tốt. So với răng thật, chúng giống tới 99%. Nếu nhìn bằng mắt thường thì quả thực rất khó để phân biệt. Đó cũng là lý do mà composite được sử dụng nhiều. Đặc biệt là ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh.

– Khi thực hiện hàn răng bằng composite, nha sĩ sẽ không cần mài thêm men răng quá nhiều. Vì vậy đã giúp giảm bớt tình trạng xâm lấn hay làm tổn hại men răng tự nhiên.

– Khi cần sửa chữa vết hàn, composite mang tới khả năng bù đắp dễ dàng mà không phải thực hiện trám lại từ đầu như những vật liệu khác.

– Trong composite không chứa thủy ngân. Vì thế, chúng được đánh giá là vật liệu an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.

– Vật liệu composite có khả năng chống mài mòn tốt trong môi trường tự nhiên của răng miệng.

Nhược điểm:

– Vật liệu composite cũng không được đánh giá quá cao về độ bền. Tuổi thọ của chúng trung bình từ 5-7 năm tùy từng trường hợp.

– Hàn răng bằng composite sẽ có hiện tượng co ngót nên yêu cầu bác sĩ phải tính toán kỹ.

– Chi phí hàn răng composite tương đối cao.

  • Hàn răng bằng Amalgam 

Hàn răng bằng Amalgam là phương pháp hàn răng sử dụng vật liệu hàn trám răng có thành phần là hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,… thường được sử dụng để hàn trám cho răng hàm, răng gần răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai nhiều.

Ưu điểm: 

– Chi phí rẻ, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

– Độ bền cao từ 10 – 15 năm, có thể lâu hơn nếu bạn biết cách giữ vệ sinh răng miệng tốt. 

– Chất liệu phù hợp dùng trong các khoang to, các răng đảm nhận chức năng nhai lớn như mặt nhai răng hàm.

Nhược điểm: 

– Tính thẩm mỹ không cao, thường dùng cho các răng ở trên và phía mặt của răng hàm. 

– Chất liệu Amalgam có khả năng dẫn nhiệt tốt vì thế khiến răng dễ bị nhạy cảm hơn khi ăn các đồ ăn quá nóng, hoăc lạnh.

– Màu sắc không chân thật, tính thẩm mỹ thấp.

  • Vật liệu hàn răng bằng Xi – măng Silicat

Hàn răng bằng vật liệu xi măng Silicat có màu đục, màu sắc tự nhiên, gần giống với răng thật.

Ưu điểm: 

– Dễ sử dụng, giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

– Miếng trám ít bị bong tróc trong quá trình sử dụng.

– Một số loại xi – măng silicat có chứa Flo có khả năng chống sâu răng giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Nhược điểm: 

– Khả năng chịu lực, chống mòn kém; do đó chỉ có thể sử dụng để hàn cổ răng hoặc nơi dễ bị sâu răng và ít chịu tác động của lực nhai.

  • Vật liệu hàn răng bằng vàngtrám răng

Nếu bạn muốn sự khác biệt thì sử dụng vàng để hàn răng là sự lựa chọn hoàn hảo. Vật liệu trám răng bằng vàng chính là việc sử dụng vàng thật để che lấp khuyết điểm của răng. Tuy nhiên, phương pháp hàn răng này khá kén người thực hiện nên chưa thực sự phổ biến.

Ưu điểm:

– Hàn răng bằng vàng sẽ mang tới cá tính đặc biệt và nổi bật.

– Vàng thật có độ cứng tốt. Do đó, trám răng bằng vàng sở hữu độ bền gần như là tuyệt đối. Dưới những tác động mạnh cũng khó mà sứt mẻ hay nứt vỡ.

– Tuổi thọ của vật liệu trám vàng cực cao, lên tới 10 – 15 năm sử dụng.

Nhược điểm:

– Chi phí hàn răng bằng vàng rất cao, không phải ai cũng đủ điều kiện chi trả.

– Thực hiện trám răng bằng vàng mất rất nhiều thời gian. Bạn cần phải tới phòng khám ít nhất 2 lần để có thể hoàn tất quá trình hàn răng bằng vàng.

– Số ít trường hợp có thể xảy ra phản ứng sốc điện. Lý do bởi sự tương tác giữa nước bọt và vàng có thể tạo ra dòng điện.

Nha khoa Liên Thanh đã cùng bạn tìm hiểu kỹ về các loại vật liệu hàn răng được tin dùng trong thời gian qua. Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn biết được hàn răng loại nào tốt và phù hợp với bản thân. Nếu có nhu cầu hàn răng, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Liên Thanh qua số hotline 0973.306.754– 024.62.67.67.67 để được tư vấn đặt lịch và báo giá cụ thể.

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay