Implantlaf phương pháp cấy ghép hiện đại nhất hiện nay nhưng vẫn có những bệnh nhân gặp phải tìm trạng Implant bị đào thải. Vậy nguyên nhân là gì? Biểu hiện ra vào và phải làm thế nào khi răng Implant bị đào thải? Tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé!
1. Thế nào là răng Implant bị đào thải?
Răng Implant bị đào thải còn gọi là răng Implant mất tích hợp hay cấy ghép Implant bị thất bại. Đây là tình trạng trụ Implant và xương hàm mất đi khả năng tích hợp, không có sự liên kết chặt chẽ giữa xương hàm và răng Implant. Trụ Implant kém tích hợp sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, kém ổn định và vững chắc.
Tình trạng Implant bị đào thải có thể diễn ra trong các giai đoạn như:
– Trong quá trình lành vết thương sau cấy ghép
– Trong giai đoạn phục hình
– Sau khi kết thúc quá trình điều trị
2. Những dấu hiệu cho thấy răng Implant bị đào thải
Cần khoảng 3 tháng để tích hợp sau khi trụ Implant cấy ghép vào xương hàm. Trong giai đoạn này, khả năng trụ Implant có thể đang bị đào thải nếu chỗ cấy ghép dấu hiệu như:
Viêm nhiễm, sưng đau ở vị trí cấy ghép
Xương, mô nướu có thể bị kích ứng khi sử dụng nguyên vật liệu cấy ghép kém chất lượng, dẫn đến chỗ vị trí cấy ghép bị sưng đau. Nếu không được can thiệp sớm có thể gây viêm nhiễm trầm trọng khi trạng thái sưng đau kéo dài.
Trụ Implant không vững chắc, bị lung lay
Khi trụ Implant và xương hàm không tích hợp với nhau sẽ dẫn đến tình trạng trụ Implant bị lung lay, không vững chắc. Nguyên nhân có thể do bệnh nhân không được kiểm tra kỹ lưỡng trước điều trị, bác sĩ cắm ghép sai kỹ thuật, mật độ xương thiếu hỏng vì thế nên không đủ để giữ được trụ Implant.
Trụ Implant bị trồi lên và lộ thân Implant
Đây cũng là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Implant bị đào thải. Nguyên nhân có thể do sau khi cấy ghép Implant, bác sĩ chưa kịp xử lí các viêm nhiễm hoặc trụ Implant bị cắm sai vị trí, lệch hướng khiến cho trụ có nguy cơ bị đào thải cao. Một nguyên nhân khác là do bệnh nhân chưa biết cách chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà.
3. Nguyên nhân khiến Implant bị đào thải là gì?
3.1. Nhiễm khuẩn sau khi thực hiện cấy ghép Implant
Có người thắc mắc cấy Implant là phương pháp tân tiến, hiện đại bậc nhất mà vẫn xảy ra tình trạng bị đào thải. Trên thực tế, nguyên nhân của hiện tượng Implant bị đào thải bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài.
3.2. Do hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến cho Implant bị đào thải. Điều này không có gì lạ khi bên trong thuốc lá chứa nhiều chất độc như Nicotine, Carbon Monoxide, Hydrogen Cyanide,… làm vết thương lâu lành, ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng: Quá trình tiêu xương ổ răng diễn ra nhanh hơn ở người thường xuyên hút thuốc.
Nếu bạn không thể cai thuốc thì nên chăm sóc Implant cẩn thận hơn bằng cách sử dụng các loại nước súc miệng có chứa Chlorhexidine. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn những ảnh hưởng tiêu cực đến răng.
3.3. Mật độ xương
Mật độ xương là để chỉ xương đặc hay xương xốp. Điều này giúp ổn định Implant và cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của chúng. Thông thường, mật độ xương được phân chia từ bậc D1 đến D4, trong đó D1 là mật độ xương cao nhất còn D4 là mật độ xương nhỏ nhất.
Tỉ lệ tích hợp xương cao nhất ở xương D2 và D3. Còn xương D1 do mật độ rất cao nên có thể làm giảm cấp máu đến vùng phẫu thuật, tăng ma sát sau khi cấy ghép, dễ gây hoại tử do giảm cấp máu, gãy xương vi thể. Xương D4 thì mật độ quá ít nên việc giữ ổn định Implant sau cấy ghép sẽ khó khăn. Diện tiếp xúc của xương và bề mặt Implant ít hơn cũng làm chậm quá trình tích hợp.
Các bác sĩ không thể làm thay đổi mật độ xương của bạn bởi đây là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bác sĩ có thể linh hoạt về kĩ thuật để tránh nguy cơ đào thải. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần chọn thiết kế Implant cho phù hợp với từng loại xương. Ví dụ xương xốp thì chọn Implant dạng phễu với rãnh xoắn sâu còn xương cứng thì chọn Implant thẳng vách, song song với nhau.
3.4. Nhiễm khuẩn sau khi cấy Implant
Cấy ghép Implant trong điều kiện vô khuẩn là điều tối quan trọng. Tuy nhiên, do một số lý do như hút thuốc lá, thói quen vệ sinh răng miệng, hệ thống miễn dịch suy yếu, bác sĩ hay phụ tá sử dụng dụng cụ chưa đủ điều kiện… có thể dẫn tới nhiễm trùng. Dấu hiệu của việc bị nhiễm khuẩn sau cấy Implant bao gồm: chảy máu liên tục sau 24h phẫu thuật, sốt kéo dài hoặc nặng hơn là tình trạng sưng nề.
3.5. Bệnh nhân dị ứng với trụ Implant
Một số người có thể bị dị ứng Titanium – kim loại được sử dụng trong chế tác Implant. Dù Titanium được nghiên cứu là kim loại tương thích với cơ thể nhưng vẫn có trường hợp cơ thể không thể thích nghi và sớm bị đào thải. Lúc này, bạn nên sử dụng Implant được chế tác từ hãng khác hay Implant bằng sứ thay thế.
3.6. Không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ
Việc bệnh nhân không tuân thủ đúng với chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng… sau khi cấy ghép Implant cũng có thể gây ra tác động tất lớn đến Implant.
3.7. Bác sĩ không có kinh nghiệm
Không phải nha khoa nào cũng sở hữu bác sĩ có đầy đủ chứng chỉ, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng trong cấy ghép Implant. Việc bị đào thải có thể do trong quá trình thăm khám, bác sĩ đã chẩn đoán, đo đạc, tiên lượng sai. Trong khi phẫu thuật chưa đảm bảo vô khuẩn, bác sĩ thao tác không chính xác…
3.8. Implant bị đào thải khắc phục như thế nào?
Dấu hiệu nhận thấy rõ nhất khi Implant bị đào thải là những cơn đau buốt, răng bị lung lay, vùng chân răng chảy máu liên tục. Nếu thấy khoang miệng xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần làm theo những chỉ dẫn sau:
- Cầm máu vết thương: Chảy máu liên tục có thể dẫn tới nhiều nguy cơ khác. Bạn cần cầm máu vết thương bằng bông gạc sạch. Đặt gạc vào vị trí Implant được cấy, cắn nhẹ và giữ trong 20 phút.
- Không tự ý sử dụng thuốc ngoài: Một số người khi thấy Implant bị đào thải và chảy máu nhiều thì tự ý mua thuốc về sử dụng. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng, tạo ra kích ứng có hại cho cơ thể. Bạn không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Đến gặp bác sĩ: Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của Implant bị đào thải, bạn cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
- Tại Nha Khoa Liên Thanh, đã được trang bị máy phẫu thuật từ tính- là trợ thủ đắc lực trong cấy ghép Implant. Máy sử dụng triết lý nén, di chuyển và định hình xương, bảo tồn xương và bảo tồn mô mềm trong chỉ định nâng xoang kín. Cùng với đó máy còn hỗ trợ những thủ thuật chẻ xương, nong xương với những ca lâm sàng thiếu xương. Với biên độ dao động chỉ 1mm đảm bảo cho bác sĩ tự kiểm soát trong quá trình Implant, chẻ xương và nong xương.
Với công dụng chính là bảo tồn xương và nhanh lành thương giúp cho bệnh nhân nhanh chóng ổn định Implant và không ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của chúng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về những vấn đề liên quan đến cấy ghép Implant, quý khách hàng vui lòng liên hệ với nha khoa Liên Thanh theo hotline: 028.4455.2222– 024.62.67.67.67. Với 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, từng thực hiện nhiều ca cấy ghép Implant phức tạp; Nha khoa Liên Thanh tự tin mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất.
Nha khoa Liên Thanh
Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 028.4455.2222
Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754
Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/