Khắc phục bọc răng sứ hỏng do công nghệ cũ

Răng sứ hỏng sau khi bọc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do lực tác động, chăm sóc răng không đúng cách, kỹ thuật làm răng sứ kém chất lượng,…Trong nhiều trường hợp răng sứ bị hư được phát hiện sớm thì có thể khắc phục. Nhưng đa phần bệnh nhân bắt buộc phải gắn lại răng sứ mới, thậm chí phải nhổ bỏ răng thật do đã tổn thương quá nhiều. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này hãy cùng nha khoa Liên Thanh tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé!Răng Sứ Hỏng

1. Như thế nào là bọc răng sứ hỏng? Lý do dẫn đến răng sứ hỏng là gì?

Răng sứ bị hỏng là biểu hiện của răng sứ có hiện tượng bị bung, rơi ra ngoài; hoặc khi răng sứ bị gãy, mẻ, vỡ không còn sử dụng để ăn nhai như bình thường.

Răng sứ thường có tuổi thọ khoảng 20 – 30 năm hoặc bền lâu theo răng thật nếu sử dụng dòng sứ chính hãng và chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách. Tuy nhiên, răng sứ vẫn có thể xuống cấp sớm hơn trong các trường hợp sau:

Quá trình ăn nhai quá mạnh

Nếu ăn nhai thực phẩm quá cứng hoặc dùng lực quá mạnh để cắn xé thức ăn có thể khiến răng sứ bị lung lay, bong ra và lệch khỏi vị trí ban đầu thậm chí là nứt răng.

Chất gắn nha khoa chất lượng kém

Mão răng sứ gắn với răng thật nhờ keo dán chuyên dụng, nếu chất lượng keo kém cũng sẽ khiến mão răng sứ lỏng lẻo và bật ra ngoài.

Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Nếu được thực hiện bọc răng sứ bởi bác sĩ tay nghề kém, có thể làm sai kỹ thuật trong một vài công đoạn như mài cùi răng quá nhiều, lấy sai dấu răng hoặc gắn keo quá ít khiến mão răng không dính sát vào răng thật, dẫn đến tình trạng hỏng và rơi mất răng.

Chất lượng sứ kém

Sứ kém chất lượng là sứ có kim loại bên trong, sử dụng một thời gian sẽ gây ra các tình trạng viêm lợi, hôi miệng, thâm đen viền lợi.

2. Dấu hiệu bọc răng sứ hư hỏng

2.1. Làm răng sứ bị tụt lợi

Một trong những trường hợp bọc răng sứ bị hư hỏng chính là răng sứ bị tụt lợi (hở nướu). Đây là hiện tượng răng sứ bị tụt xuống dưới, thường xảy ra với hàm trên, tạo nên một kẽ hở giữa nướu và răng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Trong một số trường hợp bạn có thể còn nhìn thấy cả cùi răng thật bên trong.

2.2. Răng sứ bị nứt, mẻ

Đây là tình trạng trên bề mặt răng sứ xuất hiện các vết nứt hoặc bị mẻ một phần nào đó. Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sứ bị nứt là do thường xuyên chịu lực tác động lớn lên bề mặt sứ. Các vết nứt sẽ ngày càng lớn nếu không được xử lý kịp thời. Từ đó làm gãy vỡ răng sứ, gây đau đớn và hư tổn cả răng thật bên trong.

2.3. Răng sứ bị sâu

Trong quá trình bọc răng sứ, nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ tạo ra kẽ hở giữa răng thật và mão răng sứ. Đây được coi là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn tấn công và phá hoại răng thật từ bên trong, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nặng hơn nữa là tình trạng nhiễm trùng chân răng, hoại tử tủy.

3. Bọc răng sứ bị hỏng có sửa được không?

Đối với răng sứ đã bị hư hỏng thì việc trám hay hàn gắn lại là không có hiệu quả. Chỉ trong những trường hợp bạn vừa thực hiện bọc răng sứ, do lỗi của vật liệu dán khiến răng sứ bị rơi ra ngoài, nếu răng còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ vệ sinh chúng và gắn lại.

Còn lại các trường hợp khác, khi răng sứ bị hư hỏng đều phải làm lại răng sứ mới để thay thế. Nếu răng thật bị tổn thương nặng, thì không thể bọc răng sứ lại và phải tìm phương pháp phục hình khác thích hợp.

4. Khắc phục bọc răng sứ bị hỏng bằng cách nào?

Khắc Phục Răng Sứ Hỏng 1

Cách khắc phục răng sứ bị hỏng là bạn cần kiểm tra nguyên nhân và tình trạng răng miệng cụ thể. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

Đối với trường hợp răng sứ mới được phục hình thì bạn cần đến địa chỉ làm răng bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và làm sạch răng sứ rồi dùng keo gắn cố định răng sứ lại cho vừa khít. Sau khi răng sứ được phục hình, khách hàng sẽ có thể ăn nhai bình thường.

Đối với trường hợp răng sứ không còn sử dụng được nữa, bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra cùi răng thật, lấy dấu hàm và tiến hành chế tạo răng sứ mới để thay thế. Mão răng sứ sẽ được gắn cố định lên răng bằng keo dán chuyên dụng và đúng kĩ thuật đảm bảo răng sứ có độ bền chắc lâu dài.

5. Cần lưu ý những gì sau khi làm lại răng sứ?

Về chế độ ăn uống

  • Hạn chế các thực phẩm cứng, dai.
  • Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, bởi vì răng sau khi bọc răng sứ sẽ nhạy cảm và dễ bị ê buốt với những thực phẩm nóng, lạnh.
  • Hạn chế các loại thức uống đậm màu như: trà, cà phê, các loại nước ngọt có gas,…
  • Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, trứng, sữa để giúp răng chắc, khỏe hơn.

Về chế độ chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải có đầu lông mềm, kết hợp với nước súc miệng và máy tăm nước để lấy sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
  • Khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Qua đây có thể thấy, quá trình bọc lại răng sứ có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ và tình hình sức khỏe, cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra trước khi tiến hành làm lại răng sứ.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay