Khắc phục tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm

Răng ê buốt, nhạy cảm khiến bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau, ê buốt, khó chịu ở răng mỗi khi ăn thực phẩm hay thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám răng và xác định nguyên nhân, từ đó lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

1. Các triệu chứng của răng ê buốt, nhạy cảm

  • Đau, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt
  • Đau, ê buốt khi đánh răng, khi cắn hoặc nhai
  • Cảm giác nhạy cảm khi thở vào không khí lạnh
  • Bị đau, ê buốt khi chạm vào

2. Nguyên nhân gây ra răng ê buốt, nhạy cảm

răng ê buốt

Răng gồm thân răng và chân răng. Thân răng chia làm nhiều tầng và các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Nếu bạn có cảm giác ê buốt răng hoặc khó chịu khi ăn uống thức ăn nóng, lạnh thì có thể bạn bị răng nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân gây răng nhạy cảm, trong đó, có một số nguyên nhân phổ biến như:

– Mất men răng: Lớp ngà răng được nuôi dưỡng bằng các rãnh xương nhỏ chứa dung dịch. Khi men răng bị hỏng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất trong thức ăn gây giãn nở hoặc rút dung dịch trong ống ngà khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng. Răng mất men có thể thói quen chải răng chiều ngang với bàn chải cứng hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa axit.

– Lợi bị thoái hóa: Khi lợi bị thoái hóa, không bao bọc hết chân răng nên lớp ngà răng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, tổn hại đến răng, làm răng trở nên nhạy cảm.

– Tụt nướu: Mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày sẽ gây tụt nướu và làm lộ chân răng. Lúc này ngà răng lộ ra sẽ tiếp xúc với các yếu tố như axit trong đồ ăn, nhiệt độ nóng lạnh đột ngột, vi khuẩn gây hại tấn công.

– Tổn thương cấu trúc răng: Theo thời gian, răng bị vỡ mẻ, mòn men răng, mòn hở cổ răng dẫn đến lộ lớp ngà răng. Khi tiếp xúc với trực tiếp với axit trong nước bọt, trong thực phẩm hoặc các yếu tác động bên ngoài thì ngà răng dễ bị ê buốt và đau nhức. 

– Sâu răng: Sâu răng ăn mòn đến ngà răng, thậm chí làm lộ tủy cũng khiến răng ê buốt. Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây viêm tủy, dẫn đến nguy cơ áp xe răng và nhiễm trùng nặng. 

– Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao, bàn chải đánh răng quá cứng, hoặc đánh răng quá nhiều mỗi ngày… có thể khiến men răng bị mài mòn. Từ đó răng dễ đau nhức và ê buốt hơn. 

– Do các thói quen xấu: Những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, thường xuyên ăn các đồ cứng, đồ quá lạnh… diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc răng bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng ê buốt răng ở người cao tuổi.

Cách điều trị răng ê buốt, nhạy cảm

20211231 Rang Nhay Cam Phai Lam The Nao Nguyen Nhan Va Cach Khac Phuc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần đến gặp nha sĩ để được khám răng và xác định nguyên nhân, từ đó lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

Một số biện pháp giúp điều trị răng ê buốt, nhạy cảm là:

Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt: Với thành phần giúp ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh, việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt có thể giúp làm giảm tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên, để lựa chọn sản phẩm an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ.

Sử dụng gel chống ê buốt: Nếu việc sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt không giảm sự khó chịu, bạn có thể được điều trị tại phòng khám bằng cách bôi gel fluor hoặc gel chống ê buốt lên vùng răng nhạy cảm.

Ghép nướu: Khi mô nướu tụt khỏi chân răng, nha sĩ có thể đề nghị ghép nướu để bảo vệ chân răng, đồng thời giúp làm giảm tình trạng răng bị ê buốt.

Điều trị nội nha: Trong trường hợp bạn bị răng nhạy cảm quá mức và dai dẳng, đồng thời áp dụng các biện pháp nêu trên không hiệu quả, hay không thể thực hiện được, lúc đó nha sĩ có thể chỉ định điều trị nội nha (lấy tủy răng) để có thể loại bỏ tình trạng ê buốt.

Các biện pháp khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây răng nhạy cảm, khi áp dụng các biện pháp kể trên không hiệu quả, nha sĩ có thể chỉ định một số biện pháp như trám răng, bọc mão toàn phần hoặc bán phần, bôi keo lên vùng răng bị sâu, nứt của răng nhạy cảm để giảm sự ê buốt.

 

Răng nhạy cảm gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Để khắc phục và giải quyết triệt để tình trạng này, bạn nên đến những nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Để đặt lịch tư vấn và thăm khám tình trạng răng thường xuyên ê buốt, nhạy cảm tại nha khoa Liên Thanh, quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 028.4455.2222– 024.62.67.67.67.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 028.4455.2222

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay