Vì sao làm cầu răng sứ khiến 2 răng trụ bị yếu đi?

Làm cầu răng sứ không còn là phương pháp xa lạ đối với những người muốn khắc phục tình trạng mất răng. Tuy nhiên có một số ý kiến cho răng khiến 2 răng trụ bị yếu đi. Vậy câu trả lời chính xác là gì hãy cùng nha khoa Liên Thanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nứt Răng 1

1. Mất răng ảnh hưởng gì?

1.1. Suy giảm chức năng ăn nhai

Khi bị mất răng, sức nhai của hàm sẽ giảm đi đáng kể. Điều kiện để bạn có thể nhai cắn đó là khi răng ở hai hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau. Nếu thiếu một răng thì khả năng nhai của răng còn lại gần như bằng 0.

1.2. Xô lệch răng

Mất răng làm cho lực ăn nhai không được phân bố đồng đều, các răng bên cạnh răng mất không còn điểm tựa sẽ có xu hướng xô lệch, xê dịch về vị trí răng bị mất; răng ở hàm đối diện vị trí răng mất cũng dần dần trồi lên hoặc thõng xuống. Lâu dần điều này dẫn đến việc hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, ảnh hưởng đến hoạt động nhai cắn, gây đau đau nhức khi nhai.

1.3. Tiêu xương hàm, teo nướu

Sau khi mất răng, xương hàm bên dưới sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi. Sự suy giảm kích thước xương sẽ khiến nướu răng dần co lại, không còn đầy đặn như trước. Hiện tượng tiêu xương làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như hóp má, da mặt bị chảy xệ, nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn, khuôn mặt già đi so với tuổi thật. Ngoài ra, tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng và khiến hàm giảm lực nhai, răng vì thế cũng trở nên lỏng lẻo hơn.

1.4. Đau đầu, đau cổ vai

Khi hàm bị mất cân bằng, lực nâng đỡ không còn, những răng còn lại sẽ nghiêng theo gây xô lệch tác động lên nhau một cách bất thường dẫn đến những thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm gây nên tình trạng đau đầu, đau vai, gáy,…

1.5. Phát âm không chính xác

Răng cũng tham gia vào việc giúp phát âm chính xác hơn, khi mất răng làm cho răng có khoảng trống dẫn tới phát âm không chuẩn. Đặc biệt khi mất răng cửa, do giảm hoặc mất tương quan giữa răng – môi – lưỡi nên dễ bị nói ngọng.

1.6. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giao tiếp

Răng bị mất ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi giao tiếp, nhất là những vị trí răng thường lộ ra khi nói chuyện hay cười. Kể cả việc mất răng hàm thì theo thời gian, răng các vị trí răng khác cũng sẽ bị xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn hàm.

1.7. Gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung

Mất răng làm giảm hiệu suất nhai, ảnh hưởng tới ăn uống, gây đau khi ăn nên thường ăn ít những loại phải nhai nhiều, giảm ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và ít vitamin hơn. Cho nên dễ dẫn tới các vấn đề bệnh lý do thiếu vitamin A hay táo bón do không đủ chất xơ.

2. Các loại cầu răng sứ phổ biến

Hiện nay có 3 loại cầu răng sứ phổ biến. Mỗi loại cầu răng sứ khác nhau sẽ có nét nổi trội riêng biệt như:

  • Cầu răng sứ truyền thống: là loại được sử dụng nhiều nhất, sau khi mài răng hai bên khoảng trống mất răng, cầu răng sứ sẽ được gắn lên trên, răng giả ở giữa thay thế cho răng bị mất.
  • Cầu răng sứ cánh dán: cấu tạo gồm răng giả và một dải kim loại hình cánh dán được cố định vào 2 bên vị trí mất răng bằng xi măng nha khoa
  • Cầu răng sứ nhảy: tương tự cầu răng sứ truyền thống nhưng điểm khác biệt là trụ răng chống đỡ mão sứ chỉ nằm một bên, chứ không phải cả hai bên khoảng trống mất răng.

3. Vì sao cầu răng sứ khiến 2 răng bên cạnh bị yếu đi?

Sau khi mài răng làm trụ cầu răng sứ, ngoài việc chịu trách nhiệm ăn nhai như bình thường, các răng trụ sẽ phải chịu trách nhiệm “gánh” thêm các mão răng sứ ở giữa thay thế cho răng mất.

 

Điều này có thể làm răng trụ 2 bên bị hỏng, yếu đi theo thời gian. Đến một lúc nào đó, các răng này sẽ không còn đủ khỏe để làm trụ, dễ bị lung lay, không còn đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Mặt khác, làm cầu sứ không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm. Vì răng giả được trồng bằng phương pháp này không có chân răng nhân tạo thay thế cho chân răng thật, nên xương hàm không nhận được sự kích thích cơ học nào từ hoạt động nhai.

Suy giảm kích thước xương hàm sẽ khiến nướu răng dần co lại, không còn sát khít với cầu sứ như trước nữa. Sau một vài năm, chân răng làm trụ có thể bị lộ ra ngoài. Khoảng trống giữa cầu sứ và nướu răng có thể lộ ra.

Khi ăn nhai, vi khuẩn, vụn thức ăn có thể bám vào vị trí này. Nếu không được làm sạch, chúng có thể khiến cho miệng có mùi khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…

Vì thế, sau một thời gian sử dụng cần phải đến nha khoa để bác sĩ thay cầu sứ mới, khoảng 5-7 năm một lần hoặc sớm hơn, tùy vào tốc độ tiêu xương và cách chăm sóc của mỗi cá nhân. Chính vì thế, cầu răng sứ chỉ được xem là một giải pháp tạm thời.

Trồng răng Implant đang là một trong những giải pháp có hiệu quả phục hồi răng toàn diện và tối ưu hơn.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay