Làm gì khi trẻ bị mòn răng sữa?

 

Răng sữa được hình thành trong những năm đầu đời, có chức năng giúp trẻ thực hiện hoạt động nhai nuốt, đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mặc dù ở giai đoạn này, trẻ chủ yếu ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, ít ảnh hưởng xấu đến răng nhưng nếu vệ sinh răng miệng kém hoặc thói quen ăn uống không tốt vẫn có thể gây mòn răng, sâu răng. Vậy, cha mẹ cần làm gì khi phát hiện ra trẻ bị mòn răng sữa?  Hãy cùng Nha Khoa Liên Thanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây mòn răng sữa ở trẻ

mòn răng sữa

 

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mòn răng sữa ở trẻ như: 

Lớp men và ngà răng của trẻ còn mỏng

Răng sữa bắt đầu mọc có lớp ngà và men mỏng, không được khỏe như răng trưởng thành. Chính vì vậy vi khuẩn và axit trong thức ăn thừa mới dễ tấn công gây mòn chân răng. Ngoài ra trẻ có thói quen nghiến răng khi ngủ. Men răng yếu nên sự ma sát bề mặt răng cũng là nguyên nhân gây mòn răng.

Trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột

Theo bác sĩ, các thực phẩm có chứa đường như kẹo, nước ngọt, tinh bột,… có tác động trong quá trình mài mòn răng của trẻ. Nếu trẻ ăn nhiều những thực phảm này sẽ làm cho tốc độ mòn răng trở nên nhanh hơn.

Quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng chưa kỹ càng

Trẻ em khi mới mọc răng các phụ huynh thường không chú trọng vệ sinh cho trẻ. Khi răng không được làm sạch đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công hoặc các chất axit của thức ăn vẫn còn tồn tại gây ra bệnh.

Thiếu hụt canxi và fluor trong bữa ăn

Canxi và fluor là 2 thành phần dưỡng chất cực kỳ quan giúp răng chắc khỏe. Nếu thiếu 2 chất này sẽ dẫn đến tình trạng răng yếu dễ vỡ hoặc bị tác động ăn mòn nhiều hơn.

Do di truyền

Đây chỉ là một nguyên nhân hy hữu ít gặp phải. Nếu cha mẹ, ông bà bị tình trạng răng yếu, dễ bị ăn mòn và mỏng thì trẻ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng từ thế hệ trước.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn chân răng sữa ở trẻ

Taking Care Of Your Teeth (900 × 600 Px) (1)

Tình trạng ăn mòn chân răng sữa ở trẻ nhỏ thường xảy ra trong một thời gian dài. Giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Chỉ khi chân răng sữa bị mòn lộ rõ mới được phát hiện. Lúc này, men răng sữa đã bị bào mòn rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ. 

Cha mẹ có thể chủ động phát hiện tình trạng mòn răng sữa của trẻ qua một vài dấu hiệu như:

– Đau răng: Men răng sữa bị mòn khiến răng không còn lớp bảo vệ tốt. Chân răng sữa bị mòn còn ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh dẫn đến trẻ thường xuyên bị đau nhức răng.

– Xỉn màu ở bề mặt răng sữa: Tại vị trí răng sữa bị mòn, lớp men răng mất đi lộ ra dải màu trắng xỉn nằm ở vị trí bề mặt răng sữa gần viền nướu. Khi tình trạng mòn răng sữa nặng hơn, dải màu trắng xỉn màu này sẽ chuyển sang màu vàng, màu nâu hoặc thậm chí là màu đen. Điều này cho thấy mòn răng sữa còn đang tiến triển thành sâu răng.

– Răng sữa nhạy cảm hơn: Men răng sữa bị mòn khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, trẻ cảm thấy đau buốt, khó chịu nhiều hơn nếu ăn thức ăn hoặc uống nước quá lạnh hoặc nóng.

– Nướu răng sữa bị sưng tấy: Ngoài tình trạng răng sữa bị mòn có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường thì phần nướu xung quanh răng bị tổn thương còn sưng tấy, thậm chí chảy máu.

 

3. Răng sữa của trẻ bị mòn phải làm thế nào?

Taking Care Of Your Teeth (900 × 600 Px) (2) (1)

Răng sữa của trẻ bị mòn cần điều trị để khắc phục các triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục tiến triển. Phương pháp điều trị mòn răng ở trẻ còn phụ thuộc vào mức độ răng bị ăn mòn. Cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám, hướng dẫn điều trị thích hợp.

Trong trường hợp răng sữa mới bị ăn mòn nhẹ, phương pháp điều trị phù hợp có thể áp dụng bao gồm: sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, tái khoáng hóa men răng và ngà răng, bạc diamin florua, dùng nước súc miệng,…

Bên cạnh các biện pháp điều trị khắc phục tại chỗ răng sữa bị mòn, men răng sữa có thể hồi phục tạo thành lớp bảo vệ răng sữa qua các biện pháp phòng ngừa đồng thời sử dụng florua. 

Cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng mòn răng sữa ở trẻ bằng các biện pháp như: 

– Không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ bởi việc làm này có thể làm cho mảng bám được hình thành và phá huỷ răng sữa của trẻ. Nếu trẻ khó ngủ, có thể cho trẻ sử dụng núm vú giả.

– Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ nên cho trẻ uống nước và dùng khăn ẩm hoặc gạc chuyên dụng để làm sạch nướu, răng cho trẻ.

– Vệ sinh núm vú giả thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn đường miệng cho trẻ.

– Không sử dụng đồ uống ngọt cùng với sữa để trẻ uống.

– Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, nước hoa quả đóng sẵn bời những loại thực phẩm này có hàm lượng đường và acid cao.

– Trẻ nên được hướng dẫn uống bằng cốc sớm và có thói quen uống nước thường xuyên, nhất là uống nước súc miệng sau khi ăn và uống sữa để giúp cho răng miệng được sạch, không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Cha mẹ có thể hướng dẫn hoặc làm vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm. Với trẻ từ 6 tháng tuổi có thể dùng khăn ướt hoặc bàn chải đánh răng mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn từ 18 tháng tuổi nên được học cách chải răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa florua.

– Ngoài việc thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trẻ cần được vệ sinh tốt đường viền nướu cũng như sử dụng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám ở các kẽ răng.

– Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần. Với trẻ bị mòn chân sữa răng đang điều trị thì nên đi khám thường xuyên hơn để kiểm tra quá trình tiến triển của bệnh.

 

Để được tư vấn chi tiết nhất về cách điều trị răng sữa bị mòn ở trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám cụ thể. Với những trường hợp trẻ phát hiện sớm tình trạng mòn răng sữa thì có thể hồi phục men răng cho trẻ bằng việc sử dụng florua và các biện pháp chăm sóc phù hợp. Còn với trường hợp răng của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về các phương pháp khắc phục tình trạng mòn răng sữa ở trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Nha khoa Liên Thanh qua hotline 0973.30.67.54– 024.62.67.67.67 để được tư vấn cụ thể ngay nhé.

 

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay