Lợi trùm răng khôn: Nguy hiểm và rủi ro tiềm ẩn

Lợi trùm răng khôn không chỉ mang đến những cơn đau mãi không dứt mà chúng có thể mang tới những biến chứng nguy hiểm khác. Vậy lợi trùm răng khôn là gì? Có nguy hiểm không? Xử lý thế nào? Câu trả lời sẽ được nha khoa Liên Thanh bật mí ngay sau đây nhé!

Lợi Trùm Răng Khôn Là Gìjpg

1. Lợi trùm răng khôn là gì?

Lợi trùm răng khôn được hiểu là phần lợi bao trùm lên một phần hoặc lên toàn bộ bề mặt răng và gây cản trở cho sự phát triển của răng. Sau một thời gian, khi răng mọc lên sẽ thành khoảng trống bên dưới lợi, dễ gây tình trạng viêm lợi, sưng tấy nếu không vệ sinh sạch sẽ.

2. Vì sao xảy ra hiện tượng lợi trùm răng khôn?

Răng khôn thường mọc trong độ tuổi trường thành từ 18 – 25 tuổi hoặc có khi muộn hơn. Và thời điểm này bạn sẽ thấy khoang miệng thường xuất hiện tình trạng viêm lợi trùm hay còn gọi là sưng mộng răng số 8. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên có thể do: 

– Răng khôn nằm trong cùng của hàm nên quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn trong việc tiếp cận hơn. Hậu quả là thức ăn bị kẹt lại, tạo môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển. Khi đó phần lợi bên trong bị viêm nhiễm càng sưng đỏ hơn, che phủ lên răng khôn.

 – Ở độ tuổi trưởng thành xương quai hàm đã phát triển ổn định, không còn nhiều khoảng trống cho răng khôn mọc hoàn chỉnh. Đồng thời phần nướu cũng rất chắc khoẻ nên răng khôn muốn mọc lên đều có xu hướng mọc lệch hoặc chen chúc với các răng bên cạnh. 

– Khi răng khôn mọc lệch thường có một phần nhỏ thân răng nhô lên trên, còn thân đâm ngang sang răng số 7. Vậy nên phần nướu bị xuyên qua sẽ dần bao trùm lên thân răng, gây viêm, sưng tấy.

3. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng lợi trùm răng khôn

Việc phát hiện hiện tượng răng khôn bị lợi trùm không khó. Thậm chí bằng mắt thường, chúng ta cũng có thể dễ dàng phát hiện. Khi thấy phần lợi bị sưng phồng lên ở chính nơi mọc răng khôn, che phủ một phần của răng khôn, thường là răng khôn hàm dưới thì đây chính là hiện tượng lợi trùm răng khôn. Một số trường hợp sẽ chảy dịch mủ khi ấn vào. Lúc này, bạn cảm thấy khó khăn khi ăn uống, giao tiếp. Thậm chí là há miệng cũng khó khăn. Ngoài ra, người bị viêm lợi trùm ở thể nặng còn mệt mỏi, khó chịu, bị sốt và nổi hạch ở cổ gây bất tiện trong sinh hoạt, làm việc. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

4. Lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không?

Lợi trùm răng khôn có nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trùm và vị trí lợi trùm lên răng khôn mọc lệch. Tuy nhiên với trường hợp lợi trùm lên răng vẫn có nhiều cách để khắc phục tình trạng này trước khi nó biến chuyển đến mức nghiêm trọng.

5. Cách xử lí lợi trùm răng khôn

Sử dụng thuộc kháng sinh

Đối với các trường hợp lợi trùm nhẹ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để xử lí lợi trùm răng khôn. Thuốc kháng sinh được sử dụng trị viêm lợi trùm là Spiramycin& Metronidazol, trong đó: 

  • Spiramycin: Là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminosid, có tác dụng ức chế, ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. 
  • Metronidazol: Là kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazole cũng với công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng

Thông thường, bạn sẽ được kê thuốc trong khoảng 5 ngày. Sau khi 5 – 7 ngày thì phần lợi trùm dần trở lại bình thường. 

Cắt lợi trùm răng khôn 

Đối với các trường hợp không thể can thiệp bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi trùm răng khôn. Cắt lợi trùm là tiểu phẫu nhỏ được sử dụng trong nha khoa nhằm loại bỏ phần lợi đang mọc trùm lên răng khôn. Đối với các trường hợp răng khôn mọc thẳng, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành phương pháp này. Cắt lợi trùm giúp giải phóng không gian đồng thời tạo điều kiện cho răng khôn mọc lên một cách tốt nhất. 

Quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn so với cắt lợi trùm. Vì thế bạn nên tìm đến các địa chỉ nha khoa có bác sĩ chuyên môn vững vàng để tránh những sai sót không đáng có nhé.

Nhổ răng khôn

Với trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc thấp hay mọc kẹt, không trồi hẳn lên, phần nướu bị che một nửa hoặc toàn bộ răng thì nhổ răng khôn là cách khắc phục tốt nhất. Hơn nữa, răng khôn không có chức năng ăn nhai thức ăn, ngược lại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc loại bỏ răng khôn giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi, phần hàm có thêm khoảng trống. Bên cạnh đó, quá trình vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.

6. Cách chăm sóc răng miệng khi xử lí viêm lợi trùm răng khôn

Sau khi xử lí lợi trùm, vùng tổn thương rất nhạy cảm nên cần có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp và chế độ ăn uống hợp lí.

Khi xử lí viêm lợi trùm việc vệ sinh răng miệng vẫn diễn ra bình thường chỉ có điều bạn cần chú ý:

  • Chọn loại bàn chải có lông mềm mại để tránh tác động lực vào vùng tổn thương mới xử lí lợi trùm.
  • Chọn kem đánh răng có chưa Flour vừa giúp răng chắc khoẻ vừa giúp răng trắng sáng hơn. 
  • Chải nhẹ nhàng tránh tác động vào vết thương hở.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng phục vụ quá trình vệ sinh răng miệng.

Về chế độ ăn uống cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra cần tránh ăn đồ quá nóng vì có thể làm tạc cục máu đông gây nên hiện tượng chảy máu, đồ quá lạnh gây ê buốt chỗ đau,…

 

Bài viết trên đã cung cấp kiến thức cho bạn về lợi trùm răng khôn là gì và cách xử lí với từng trường hợp cụ thể. Hi vọng với những ai đang gặp phải tình trạng lợi trùm qua bài viết sẽ tìm được cách xử lí phù hợp nhất với bản thân mình.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay