Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu chân răng, là bệnh lý răng miệng khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân và tác hại của tụt lợi là gì? Tụt lợi có thể chữa được không? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
1. Tụt lợi là gì?
Tụt lợi hay còn được gọi là lợi bị tụt là tình trạng chân răng bị lộ ra ngoài nhiều do lợi bị rút về phía chân răng. Hầu hết bệnh nhân gặp phải tình trạng tụt lợi này đều lớn tuổi (khoảng 40 tuổi), nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở người trẻ hơn do nhiều nguyên nhân tác động đến.
Tụt lợi có thể chia thành 2 loại:
- Tụt lợi có thể nhìn thấy được: phần nhìn thấy được bằng mắt thường
- Tụt lợi không thể nhìn thấy được: là phần được bao phủ bởi lợi và chỉ có thể đo được bằng dụng cụ chỉnh nha tại vị trí biểu mô bám dính.
2. Triệu chứng khi bị tụt lợi
- Lợi thường bị chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Triệu chứng điển hình là nướu không ôm sát vào chân răng, xuất hiện các khe hở hoặc bị sưng tấy.
- Răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thức ăn cay, chua, nóng hoặc lạnh. Khi ăn sẽ có cảm giác rùng mình, ê buốt khiến bệnh nhân không muốn ăn nữa.
- Hôi miệng mặc dù không ăn thức ăn có mùi hoặc thậm chí ngay khi vừa đánh răng xong.
- Các răng bắt đầu mọc lệch và khoảng cách giữa các răng sẽ ngày càng xa nhau.
- Răng có hiện tượng lung lay và bắt đầu chuyển màu (thường xuất hiện trong quá trình nhai thức ăn hoặc đánh răng)
- Nướu tụt dần, để lộ ra nhiều răng hơn.
3. Nguyên nhân gây tụt lợi
3.1. Do bệnh lý
- Những người đang bị bệnh về viêm nhiễm răng miệng (ví dụ như bệnh nha chu) dễ bị tụt lợi. Cụ thể, các bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng,… có thể gây đau nhức, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, lợi bị sưng tấy và có thể bị chảy máu,… Những bệnh lý này nếu không có biện pháp để chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác, trong đó có tình trạng tụt lợi.
- Tụt lợi do viêm loét hoại tử cấp tính.
3.2. Do thói quen vệ sinh răng miệng
- Đánh răng sai cách: Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc chỉ chải theo chiều ngang có thể làm tổn thương lợi. Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ đánh răng 1 lần / ngày hoặc quên đánh răng thường xuyên cũng sẽ khiến vi khuẩn nhanh sinh sôi và gây ra viêm lợi, tụt lợi.
- Dùng tăm xỉa răng có thể làm yếu phần nướu, lợi cũng dễ bị tổn thương, từ đó tăng nguy cơ viêm nhiễm. Mặc dù các chuyên gia y tế khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng để tránh những tác hại không đáng có, nhưng việc dùng chỉ nha khoa không đúng cách cũng có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn (dùng chỉ nha khoa quá nhiều trong một ngày hay chỉ nha khoa quá lớn, tác động mạnh đến kẽ chân răng,…).
3.3. Do cấu trúc răng hàm bẩm sinh
- Các nghiên cứu về răng miệng đã chỉ ra rằng những người gặp phải tình trạng khớp cắn bị lệch có nguy cơ cao bị tụt lợi.
- Hẹp nướu bẩm sinh cũng có khả năng là nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ bị tụt lợi trong quá trình điều trị hẹp nướu.
- Bệnh nhân bị tụt lợi cũng có thể do di truyền: Giống như các phần còn lại trên cơ thể, đặc điểm của phần nướu răng được xác định bởi gen di truyền của mỗi người. Vậy nên nếu bố hoặc mẹ bạn bị tụt lợi, bạn cũng có nguy cơ bị tụt lợi cao hơn
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ tụt lợi:
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, người thiếu vitamin C trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu Scorbut, và vấn đề tụt lợi chính là một trong những biến chứng do căn bệnh này gây ra.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất (nicotine, carbon monoxide, axit cyanuric) có hại cho hệ thống miễn dịch của con người. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, người bệnh cũng dễ mắc các bệnh răng miệng. Tụt lợi cũng có thể là hậu quả của việc hút thuốc lá.
- Những thói quen xấu của trẻ em như nhai kẹo cao su, ngậm bút chì, mút ngón tay dễ ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, nguy cơ tụt lợi sẽ cao hơn.
4. Tác hại khi bị tụt lợi
Tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng tụt lợi có thể để lại một số hậu quả sau:
- Tụt lợi làm lộ bề mặt răng nên dễ bị sâu răng, khi đánh răng, chân răng bị mòn, lộ ngà khiến răng nhạy cảm hơn khi bị kích thích chua, ngọt hoặc nóng, lạnh.
- Khi lợi tụt ra ngoài ranh giới bám dính – niêm mạc tiền đình, bờ lợi thường bị co kéo trong quá trình nhai khiến lợi bong ra khỏi bề mặt răng.
- Tụt lợi tạo điều kiện cho sự tích tụ của mảng bám, thức ăn và vi khuẩn, đặc biệt là ở vùng kẽ răng. Điều này sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác về răng miệng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài những vấn đề về sức khỏe và tâm lý mà người bị tụt lợi sẽ phải gánh chịu thì một vấn đề nan giải khác sẽ phải đối mặt đó là tính thẩm mỹ. Tình trạng tụt lợi dẫn đến chân răng bị lộ ra ngoài quá nhiều, người bị tụt lợi mất tự tin, không dám cười nói thoải mái. Nhiều trường hợp tụt lợi còn khiến bệnh nhân không thể giữ lại được răng, dẫn đến cơ thể tự nhiên bị thiếu hụt nặng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ăn uống hàng ngày và cả việc giao tiếp xã hội.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh tụt lợi, bạn nên đến cơ sở y tế, phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị triệt để.
Trên đây là 1 số thông tin tổng quát về tình trạng tụt lợi bạn nên biết. Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và chúng có ảnh hưởng xấu đến răng miệng và thẩm mỹ. Bạn nên chú ý những triệu chứng của bệnh tụt lợi và nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám cẩn thận nhé!
Nha khoa Liên Thanh
Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451
Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754
Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh