Nhổ răng khôn có đau không? 5 lưu ý cần biết để giảm đau khi nhổ răng khôn

Có người nói rằng nhổ răng khôn vô cùng đau đớn ​​và những giả thiết xoay quanh việc nhổ răng khôn ảnh hưởng đến sức khoẻ,…Vậy nhổ răng khôn có đau không? Những lưu ý cần biết để giảm đau khi nhổ răng khôn là gì? Hãy cùng nhau đón đọc nhé!

1. Răng khôn là gì? 

Răng khôn thực chất là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này thường xuất hiện ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.

Do răng khôn mọc cuối cùng mà vòm miệng của người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn dễ có xu hướng mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

Có nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm bên dưới lợi, mọc lệch không can thiệp kịp thời khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…

2. Có những loại răng khôn nào? 

2.1. Răng khôn mọc theo trục thẳng đứng

Răng khôn mọc trục thẳng đứng là một hướng gần như bình thường và hiếm khi có yêu cầu phải nhổ. Khả năng cao chúng sẽ mọc được hoàn toàn và mà không gây rắc rối gì. Trường hợp được chỉ định nhổ thường là do răng khôn ngầm này gây ra áp lực với mặt dưới của răng hàm liền kề phía trước hoặc với xương ở phía sau trong miệng. 

2.2. Răng khôn mọc lệch gần

Răng khôn mọc lệch gần là loại hay gặp phải nhất, trong đó trục của răng bị nghiêng về phía trước đẩy vào răng hàm liền kề phía trước. Tuỳ thuộc vào góc lệch của răng quyết định liệu nó có trở thành vấn đề hay không.

Hướng mọc này thường làm răng chỉ mọc được một phần nào đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các răng khôn mọc lệch kiểu này được theo dõi định kỳ vì nó cũng có thể mọc đúng cách được sau một thời gian.

2.3. Răng khôn mọc nghiêng xa

Nhổ Răng Khôn Có đau Không1

Đây là kiểu răng mọc lệch ít phổ biến nhất trong bốn loại và trái ngược hoàn toàn với loại răng lệch gần. Răng thường nằm nghiêng về phía sau của miệng (nghiêng xa). Yêu cầu nhổ răng sẽ phụ thuộc vào mức độ góc lệch của răng.

Nếu răng nghiêng ở góc gần bằng 0 độ, nó sẽ mọc như bình thường; nhưng thường nó sẽ luôn có một khuynh hướng hơi lệch nhẹ. Đối với trường hợp này thì nha sĩ hoặc bác sĩ thường sẽ khuyên bạn có thể đợi 1-2 năm để xác định tình trạng cụ thể xem có nên nhổ bỏ hay không.

Nếu góc nghiêng phía xa gần bằng 90 độ hoặc 90 độ , thì có khả năng cao là cuối cùng nó sẽ đâm vào xương và không thể mọc lên hoàn toàn.Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xác định xem có nên nhổ răng hay không. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của độ mọc ngầm kẹt, có thể cần gây mê tĩnh mạch hoặc thậm chí gây mê toàn thân có thể được yêu cầu để phẫu thuật nhổ bỏ.

2.4. Răng mọc nằm ngang ( lệch 90 độ)

Răng khôn mọc lệch 90 độ là loại nghiêm trọng nhất và hay gây đau nhất. Răng khôn nằm ngang, ngầm hoàn toàn cách xa bề mặt phía trên và húc vào răng hàm liền kề phía trước (răng số 7). Chỉ khi chụp phim chụp X quang mới có thể xác định đúng tình trạng đối với trường hợp này, và việc lấy bỏ cần đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

Đối với trường hợp răng mọc nằm ngang như thế này cần loại bỏ sớm bởi nó có thể làm hỏng các răng xung quanh. Khi nhổ loại răng mọc ngầm này có thể dẫn đến việc phải lấy bỏ một số xương do đó sau khi nhổ, hầu hết bệnh nhân sẽ cần một đơn thuốc cho thuốc giảm đau và có thể là thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình chữa bệnh.

3. Những trường hợp chỉ định bắt buộc nhổ răng khôn

3.1. Răng khôn bị sâu

Do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khi ăn uống, thức ăn sẽ rất dễ bị bám chắc vào bên trong và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và lâu ngày sẽ có thể phát sinh ra các bệnh lý như: viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

3.2. Răng khôn gây viêm nướu

Nếu răng khôn của bạn mọc lệch, răng sẽ gây nên sự tác động nhất định đến các mô mềm phía trên và xung quanh khu vực nướu răng. Lúc này răng sẽ gây tổn thương lên bờ nướu răng, bờ nướu răng trong cùng sẽ bị đỏ và sưng tấy cùng với nhiều triệu chứng điển hình khác. Càng về sau, tình trạng này càng nặng hơn và xảy ra với tần suất nhiều hơn. Vì thế đối với những trường hợp này cần loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Bởi càng loại bỏ sớm sẽ hạn chế được những rủi ro răng khôn tác động vào.

3.3. Răng khôn gây ảnh hưởng đến các xương và răng bên cạnh

Một khi răng khôn mọc và đâm chệch sang răng bên cạnh, răng đó sẽ bị lung lay, tiêu hy. Trong nhiều trường hợp có người bị áp xe xương ổ răng hoặc sâu răng. Có người bị răng khôn đâm vào rằng hàm số 7. Tình trang này nếu để lâu sẽ khiến răng bị lung lay và cuối cùng sẽ bị rụng răng. Ngoài ra nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lộn xộn sẽ có thể dẫn đến hậu quả bị tiêu xương hàm. Nguyên nhân là do răng khôn mọc sai làm cho tổ chức của răng hàm lớn thứ hai bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả bị tiêu xương.

4. Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ Răng Khôn Có đau Không

Nhổ răng không đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn tiêm thuốc tê có đúng liều lượng, và đau nhiều hay đau ít cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng khôn. Việc bị đau này sẽ diễn ra sau khi hết thuốc tê. Hoặc đôi khi tình trạng tiêm thuốc tê không đủ liều lượng dẫn đến hiện tượng khi đang trong quá trình nhổ thì thuốc tê hết tác dụng gây đau đớn cho người nhổ. Hoặc khi nhổ răng xong bệnh nhân không kiêng kĩ, tác động lực vào chỗ răng mới nhổ vô tình làm bật cục máu đông thì khi đó vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi ăn uống các thức ăn thừa có thể kẹt lại trong ổ răng và điều này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng đau, ê buốt.

5. 5 lưu ý cần biết để giảm đau khi nhổ răng khôn

5.1. Sử dụng thuốc có sự kê đơn của bác sĩ

Thực hiện uống thuốc theo đơn bác sĩ kê giúp giảm đau, sưng vừa giúp vết thương mẫu lành, tránh bị biến chứng. Nếu không muốn mặt mình bị sưng, đau và lâu khỏi thì nhất định không nên bỏ thuốc hoặc quên uống. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm đau mua ngoài đơn thuốc khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị, để tránh những tác dụng phụ hay những biến chứng xấu do việc lạm dụng thuốc gây ra.

5.2. Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt

Những món ăn mềm như cháo, canh hầm nhừ, … sẽ là sự lựa chọn tốt nhất đối với người mọc răng khôn. Những món ăn có độ mềm sẽ ít có khả năng gây mắc kẹt trong khu vực mọc răng hơn những loại thực phẩm thông thường khác. Từ đó việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn.

5.3. Vệ sinh răng miệng đều đặn

Việc vệ sinh răng miệng trong quá trình mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của biết bao người bởi những cơn đau đớn mà răng khôn để lại. Thế nhưng chúng ta không thể bỏ qua việc này vì vệ sinh răng miệng đều đặn sẽ giúp loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế những mảng bám trên răng đặc biệt là xung quanh khu vực mọc răng khôn rất nhạy cảm nếu không vệ sinh tốt có thể gây viêm nhiễm thậm chí là nung mủ,…

5.4. Chườm đá lạnh 

Trong quá trình mọc răng khôn chắc hẳn bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu. Quá trình răng trồi lên khỏi nướu gây sưng đỏ vì thế chườm đá lạnh có tác dụng làm dịu cơn đau do răng khôn gây ra. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng đá lạnh cho vào túi chườm hoặc một chiếc khăn sạch. Tiếp theo đặt túi chườm hoặc khăn lên má ở khu vực mọc răng khôn, đồng thời tích cực nghỉ ngơi để nhanh chóng giảm đau.

5.5. Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì thế, súc miệng bằng nước muối cũng là 1 trong những biện pháp giảm sưng, đau, nhức hiệu quả cho bạn sau nhổ răng khôn. Nhưng không nên súc miệng ngay sau khi nhổ mà phải chờ 10-12 tiếng để tránh những tác dụng phụ không đáng có xảy ra và đặc biệt là tuyệt đối không nên súc miệng bằng nước muối tự pha chế. 

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “ Nhổ răng khôn có đau không?” rồi. Hi vọng những lưu ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc giảm đau sau khi nhổ răng khôn.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay