Phân loại khớp cắn trong chỉnh nha hiện đại

Khớp cắn đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và nếu khớp cắn bị sai lệch thì đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây nha khoa Liên Thanh sẽ giới thiệu các loại khớp cắn cơ bản trong chỉnh nha để từ đó bạn có thể tự xác định được tình trạng khớp cắn hiện tại của mình và biết được phương pháp để điều trị phù hợp.

Phân Loại Khớp Cắn

Các loại khớp cắn cơ bản trong chỉnh nha

Cấu tạo trong miệng chúng ta có một sự kết hợp giữa hai hàm răng khi cắn khít vào nhau được gọi là khớp cắn. Ở mỗi người, khớp cắn có thể khác nhau do sự thay đổi trong  mối tương quan giữa hai hàm răng tạo nên các loại khớp cắn khác nhau và có thể phân thành những nhóm sau:

Khớp cắn chuẩn

Đây loại khớp cắn có sự hài hòa nhất, giúp cho khuôn răng và vòm miệng trở nên đẹp, hài hòa hơn với toàn khuôn mặt nên thường được gọi là nhóm khớp cắn trung tâm.

 Khớp cắn ngược

Hay còn được gọi là các loại khớp cắn móm, hô ngược. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược thường do răng hoặc xương hàm dưới quá phát triển, nhưng chủ yếu là phát triển do xương.

 Khớp cắn xuôi

Để dễ nhận dạng hơn có thể hiểu đây là dạng khớp cắn hô vẩu, ngược lại với nhóm khớp cắn ngược. Đặc điểm của nhóm khớp cắn này là hàm trên vẫn ở ngoài hàm dưới nhưng không tiếp xúc với nhau mà có độ hở, miệng bị nhô ra.

 Khớp cắn hở

Là dạng khớp cắn mà răng cửa bị hở ra có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi bệnh nhân khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Nhóm răng cửa ở cả hai hàm không thể chạm được với nhau dù cố gắng tới đâu.

 Khớp cắn đối đầu

Thực chất của dạng khớp cắn này cũng là khớp cắn ngược nhưng ở mức độ nhẹ. Các nhóm răng cửa chạm với nhau ở mặt nhai trong trạng thái nghỉ bình thường

Khớp cắn sâu

Cũng gần giống với dạng khớp cắn xuôi nhưng ở mức độ nhẹ và hơi biến tướng. Răng cửa hàm trên có thể không nhô ra quá mức như khớp cắn xuôi nhưng lại hạ thấp quá nhiều, trùm phủ hết cả hàm dưới.

 Khớp cắn chéo

Là sự lệch lạc của khớp cắn khi trên cùng hàm răng lại chia thành các nhóm khác nhau, nhóm thì ở trong hàm dưới, nhóm lại ở ngoài hàm dưới.

Nếu còn chưa chắc chắn về tình trạng khớp cắn của mình thì bạn có thể liên hệ nha khoa Đăng Lưu để được thăm khám và xác định rõ cũng như có phương pháp điều trị thích hợp nhé.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay