Sâu răng: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng trong quá trình ăn uống hàng ngày, là một trong những nguyên nhân sâu răng phổ biến hiện nay. Vậy cách phòng ngừa sâu răng như nào, hãy cùng  nha khoa Liên Thanh tìm hiểu nhé. 

Sâu Răng1

1. Sâu răng là gì? 

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do quá trình hủy khoáng gây ra nguyên nhân bởi vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, bám ở bề mặt răng, hình thành các lỗ nhỏ li ti trên răng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sâu răng như hay ăn vặt, chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, ăn nhiều bánh kẹo đồ có ga…

2. Nguyên nhân sâu răng và các giai đoạn phát triển? 

Sâu răng là bệnh lý do nhiều lí do kết hợp với nhau kéo dài trong một khoảng thời gian lâu làm cho sâu răng trở nên phức tạp hơn. Thông thường, nguyên nhân chính gây ra sâu răng chủ yếu là vi khuẩn và mảng đã có sẵn trong răng, vụn thức ăn còn vướng lại kẽ răng. Nếu người bệnh không làm vệ sinh sạch sẽ thì chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh sôi, tấn công và phá hủy răng.

Các giai đoạn phát triển của sâu răng sẽ như sau: 

  • Mảng bám trên răng: Trong quá trình ăn uống sinh hoạt hàng ngày, những thực phẩm có nhiều đường, tinh bột mà được vệ sinh đúng cách, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó tạo thành nhiều mảng bám trên bề mặt răng, viền nướu, một thời gian lâu sau đó sẽ biến thành vôi răng. Lớp vôi răng vừa cứng, rất khó loại bỏ, thậm chí là môi trường lý tưởng để vi khuẩn ẩn náu và phát triển. 
  • Mảng bám bám chặt trên răng, có chứa axit, sẽ tấn công khoáng chất có trong men răng. Lớp men răng như một tấm lá chắc khỏe bảo vệ răng. Biểu hiện khi lớp men răng bị tổn thương là những lỗ bé li ti xuất hiện trên men răng. Đây được coi là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Nếu không kịp thời điều thì vi khuẩn tấn công vào ngà răng, những triệu chứng đau, ê ẩm mà người bệnh sẽ cảm nhận được. 
  • Một khi vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng một sâu hơn thì có thể chạm đến tủy – nơi tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu. Lúc này tủy bị tấn công sẽ bị sưng lên, đau nhức, ê ẩm răng, thậm chí có người bệnh bị chèn vào dây thần kinh, bị đau đầu, khó khăn khi ăn uống. 

3. Những dấu hiệu để phát hiện sâu răng

Sâu Răng2

Dưới đây là một trong những biểu hiện của bệnh sâu răng, bạn có thể tham khảo để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, cụ thể là: 

  • Xuất hiện cảm giác đau răng có thể là những cơn đau liên tục hoặc từng cơn, mà không biết rõ nguyên nhân 
  • Khi ăn uống, răng trở nên nhạy cảm. Đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều đường, đồ nóng hoặc lạnh thì sẽ cảm giác đau buốt, ê ẩm
  • Xuất hiện những lỗ hổng trên răng. Điều này người bệnh có thể kiểm tra qua cách soi gương. 
  • Trên bề mặt răng có nhiều mảng bám màu đen xuất hiện. Thậm chí chỗ răng sâu còn ngửi thấy mùi hôi. 
  • Khi ăn uống đặc biệt là cắn, nghiến thức ăn thì cảm giác đau sẽ nhiều lên. 

4. Cách phòng ngừa sâu răng 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách, sử dụng kem đánh răng có chứa Flour, ít nhất đánh răng 2 lần/ ngày, đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi ăn sáng xong. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước thay vì tăm xỉa như bình thường 
  • Hạn chế ăn uống những đồ ngọt chứa nhiều đường (bánh kẹo…), nước uống có ga (pepsi, coca cola) nếu có sử dụng thì nên súc miệng nước lọc sau khi uống, 
  • Tăng cường ăn những thực phẩm có chất xơ, rau củ quả…
  • Đi khám định kỳ 3-6 tháng/ lần để nếu phát hiện sâu răng sớm thì có biện pháp điều trị xử lý. 

Hy vọng những thông tin bài viết sẽ hữu ích và cần thiết với bạn, từ đó giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đúng cách để ngăn ngừa sâu răng. Chúc bạn có một hàm răng chắc khỏe nhé. 

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay