Tụt lợi là một trong những biến chứng có thể xảy ra khi niềng răng. Điều này khiến rất nhiều bạn chần chừ trong việc quyết định có nên niềng răng hay không Vậy cụ thể, tụt lợi khi niềng răng có sao không? Tại sao lại tụt lợi… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Tụt lợi khi niềng răng là gì?
Tụt lợi hay tên gọi khác là tụt nướu răng, đây là một bệnh lý về răng miệng mà khá nhiều người mắc phải. Tụt lợi thường được biết đến với hiện tượng chân răng bị lộ rõ do lợi bị di chuyển vào sâu bên trong của chân răng hoặc do lợi bị mất dần.
Thời gian đầu, những dấu hiệu của tụt lợi sẽ không rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, triệu chứng của tụt lợi rõ ràng hơn và gây tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên một sự thật là tụt lợi sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng tình trạng lâu dần và diễn ra trong thời gian dài vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy phát hiện sớm các dấu hiệu của tụt lợi như:
- Trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch, răng sẽ bị chảy máu.
- Nướu bị thu hẹp, thân răng dài hơn các răng còn lại.
- Nướu có màu đỏ sẫm và sưng tấy.
- Hôi miệng, đặc biệt là khi bạn vừa ngủ dậy.
- Răng hơi lung lay và có dấu hiệu yếu dần đi.
- Ở răng bị tụt nướu, rất nhạy cảm và nhạy cảm, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
2. Nguyên nhân tại sao lại tụt lợi khi niềng răng
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng niềng răng bị tụt lợi? Các chuyên gia đã lý giải tình trạng này qua các nguyên nhân sau:
Quá nhiều cao răng nhưng không được loại bỏ
Mảng bám răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến niềng răng bị tụt lợi. Cao răng từ đó là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sinh sôi, và trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu không khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tụt nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và quá trình niềng răng của bạn.
Đánh răng sai cách
Nhiều bạn thường nghĩ đánh răng là việc quá đơn giản không cần chú ý. Tuy nhiên, bạn không biết rằng việc chải răng không đúng cách vẫn sẽ khiến nướu bị tụt vào trong. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, chức năng của lợi sẽ bị giảm sút. Sau một thời gian bạn sẽ thấy chân răng dài ra hơn bình thường.
Chế độ ăn uống không đúng cách
Trong quá trình niềng răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, hạn chế những thức ăn dai, cứng. Bởi điều này không chỉ gây ra các vấn đề như mắc cài, gãy mắc cài, đau nhức khó chịu mà còn khiến răng có nguy cơ bị tụt nướu khi niềng răng. Vì vậy, bạn hãy chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách ăn uống khi đeo niềng răng.
Các bệnh răng miệng
Trong quá trình niềng răng, bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, … là cao. Chính những bệnh lý răng miệng này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt nướu khi niềng răng.
3. Tụt lợi khi niềng răng có sao không? Cách khắc phục như thế nào?
Tụt lợi thực tế là một bệnh răng miệng thường gặp, tuy nhiên nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời vẫn có nguy cơ để lại rất nhiều hậu quả. Chính vì vậy, khi phát hiện ra răng bị tụt lợi trong khi niềng răng, bạn cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và uy tín để biết được nguyên nhân chính xác nhất và có phác đồ điều trị hợp lý. Dưới đây là một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo như:
Đối với trường hợp tụt nướu nhẹ: Bạn có thể thay đổi cách chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, bạn nên đi thường xuyên đi cạo vôi răng khi thấy có nhiều vôi bám vào chân răng. Nếu tình trạng ê buốt răng thường xuyên xảy ra, bạn nên chải răng bằng kem đánh răng chống ê buốt hoặc dùng gel chứa fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, khi tình trạng tụt nướu nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có kèm theo ê buốt răng hay không thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt nướu là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi phần nướu che phủ chân răng. Phẫu thuật tụt nướu sử dụng các vạt niêm mạc ở răng bên cạnh, có hoặc không có vật liệu ghép để che phủ vùng chân răng bị tụt.
Vậy là hết những chia sẻ về vấn đề tụt lợi khi niềng răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến hotline của Nha Khoa Liên Thanh để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Nha khoa Liên Thanh
Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451
Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754
Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh