Lấy tủy răng là một trong những phương pháp điều trị trong lĩnh vực nha khoa và mang lại hiệu quả cao. Vậy lấy tủy răng là gì? Khi nào phải lấy tủy răng? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ hết phần tủy răng (cả tủy buồng và tủy chân). Sau khi lấy hết mô tủy, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch, tạo dạng và hàn kín lại hệ thống ống tủy. Ngày trước đối với những trường hợp bị viêm tủy răng đều phải can thiệp nhổ bỏ nhưng ngày nay công nghệ nha khoa hiện đại không chỉ giúp bạn giữ được răng mà còn ngăn ngừa được các biến chứng sau này.
2. Lấy tủy răng có hại gì không?
Việc lấy tủy răng hoàn toàn không nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Thậm chí đây còn là thao tác cần thiết, để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. Sau khi lấy tủy răng, bạn sẽ gần như loại bỏ cảm giác đau đớn hoàn toàn.Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh nhân điều trị tủy ở một số nha khoa thiếu uy tín, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, khiến cho quá trình chữa tủy không chính xác. Như việc lấy tủy răng không sạch sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến các mô răng lành. Tủy viêm còn sót lại trong mô khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
3. Khi nào phải lấy tủy răng
Những răng có bệnh lý tủy : sâu răng chạm vào tủy, tủy không khỏe mạnh do bị kích thích bởi chất hàn, những răng bị mài nhiều, tủy bị hở do tai nạn, vỡ răng,…
Những răng có bệnh lý vùng cuống như: có ổ nhiễm trùng ở vùng cuống răng, ổ nhiễm trùng tạo nên ổ mủ lớn (gọi là Abscess) ở lợi và các vùng xung quanh gây sưng mặt, sưng lợi, đau khi ăn nhai,
Những răng cần phải chữa tủy do yêu cầu của làm răng giả (làm cầu, chụp răng), làm răng thẩm mỹ,…
4. Quy trình lấy tủy răng
Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X – quang
Ở bước này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát xem bệnh nhân có mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, máu không đông, huyết áp, … không. Nếu sức khỏe bệnh nhân ổn định, đủ các điều kiện để thực hiện lấy tủy sẽ tiến hành chụp X – quang. Việc chụp X – quang sẽ cho biết tình trạng và mức độ viêm tủy và xác định chiều dài ống tủy và lên kế hoạch điều trị.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Sau khi khám tổng quát bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn loại bỏ khả năng gây nhiễm trùng răng trong quá trình lấy tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
Bước 3: Đặt đế cao su
Đế cao su được đặt ôm sát vào răng cho bệnh nhân với mục đích nhằm ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy răng chết không rơi vào đường tiêu hóa. Đồng thời ngăn chặn nước bọt chứa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
Bước 4: Tiến hành điều trị tủy
Bác sĩ sẽ mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút hút sạch tủy chết ra ngoài.
Bước 5: Trám bít ống tuỷ
Sau khi lấy hết tủy chết, bạn sẽ được tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng vật liệu Gutta Percha.
Tủy răng được xem là nguồn sống cung cấp dưỡng chất nuôi răng. Răng sau điều trị tủy không còn tủy để “bơm” dinh dưỡng nữa, do vậy sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Hàn – trám răng là phương án có chi phí rẻ, tuy nhiên không thể bảo vệ răng khỏi tác nhân bên ngoài hiệu quả như bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ quyết định phương án thích hợp tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của bệnh nhân.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ kiến thức về lấy tủy răng là gì và những trường hợp nào phải lấy tủy răng. Hy vọng những kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lấy tủy răng và nếu cần can thiệp thì can thiệp sớm nhất có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Nha khoa Liên Thanh
Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội
Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451
Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754
Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/