So sánh ưu – nhược điểm của 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay

Với sự phát triển của ngành nha khoa, việc khôi phục răng mất chưa bao giờ đơn giản và hiệu quả đến vậy. Hiện nay, 3 phương pháp khôi phục răng phổ biến nhất là: Hàm giả tháo lắp, làm cầu răng và cấy ghép implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau và thích hợp với từng đối tượng khách hàng. Cùng nha khoa Liên Thanh so sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp trồng răng này để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Trong Rang Cam Ghep Rang Implant

1. Trồng răng implant

Trồng răng implant được đánh giá là giải pháp tối ưu cho hầu hết các trường hợp mất răng. Cấu trúc của implant gồm 3 phần là trụ implant (screw), khớp nối (abutment) và mão răng (crown). Dù nguyên nhân mất răng là do bệnh lý răng miệng hay tai nạn thì Implant đều có thể khắc phục được.

1.1. Ưu điểm của phương pháp trồng răng Implant:

– Tỷ lệ thành công là trên 95%;

– Độ bền cao, lên đến hơn 20 năm, giúp tiết kiệm chi phí;

– Không mất quá nhiều thời gian bảo trì và sửa chữa;

– Chỉ cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt và lấy cao răng định kỳ;

– Đem lại cảm giác thoải mái và tự nhiên như răng thật

– Đảm bảo tối đa mọi chức năng như răng thật;

– Là giải pháp duy nhất khắc phục được quá trình tiêu xương hàm;

– Bảo tồn tối đa các mô răng thật xung quanh vì không cần mài răng;

– Dễ dàng vệ sinh, ngăn ngừa các bệnh răng miệng;

1.2. Nhược điểm của phương pháp trồng răng Implant

– Là một phương pháp điều trị xâm lấn, bắt buộc phải có can thiệp phẫu thuật ngoại khoa;

– Thời gian thực hiện dài hơn các phương pháp trồng răng khác;

– Chi phí thực hiện tốn kém nhất;

2. Cầu răng sứ

Dongnam331 (1)

Đây là phương pháp có trước Implant và là phương pháp phổ biến nhất từ trước đến nay. Phương pháp này khắc phục răng mất theo cấu trúc bắc cầu. Cụ thể, lấy hai răng làm trụ để đặt một răng giả vào vị trí răng mất ở giữa.

2.1. Ưu điểm của cầu răng sứ

– Là phương pháp không xâm lấn vì không cần phẫu thuật;

– Đảm bảo tính thẩm mỹ và cho cảm giác, cũng như chức năng gần như răng thật;

– Thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 1 – 2 tuần, ngắn hơn trồng răng implant;

– Vệ sinh đơn giản nhưng đôi khi vẫn cần có những dụng cụ chăm sóc nha khoa chuyên dụng;

– Chi phí cho mỗi lần thực hiện thấp hơn phương pháp implant;

– Có thể thay thế vào tái thực hiện dễ dàng;

2.2. Nhược điểm của cầu răng sứ

– So với các loại hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ có chi phí cao hơn;

– Bắt buộc phải mài hai răng bên cạnh răng mất để đặt cầu răng. Điều này khiến các răng trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh nha khoa;

– Nếu trong tương lai muốn chuyển sang implant thì cần phải chụp thêm mão răng sứ cho hai răng bên cạnh vì chúng đã bị mài đi;

– Lớp keo gắn kết cầu răng với răng thật dễ bị bong, khiến thức ăn dễ bị kẹt lại;

– Phải vệ sinh cầu răng cực kỳ cẩn thận và kỹ lưỡng. Nếu để thức ăn mắc kẹt tại cầu răng sẽ khiến vi khuẩn phát triển. Từ đó, gây ra loạt bệnh răng miệng như viêm răng, viêm nướu, viêm nha chu…

– Lâu dài có nguy cơ tiêu xương hàm;

– Độ bền chỉ khoảng 5 năm và tối đa là 10 năm nếu công tác vệ sinh tốt.

3. Hàm giả tháo lắp

Nen Trong Rang Gia Thao Lap Hay Cay Ghep Implant

Tùy vào số răng đã mất, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp bán phần hoặc hàm giả tháo lắp toàn phần. Hàm giả tháo lắp bán phần có thể thay thế một hoặc vài răng. Hàm giả tháo lắp toàn phần là giải pháp dành cho người mất cả hàm.

3.1. Ưu điểm của hàm giả tháo lắp

– Đối với hàm giả tháo lắp bán phần:

+ Có chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp trồng răng ;

+ Đem lại tính thẩm mỹ ở mức độ tương đối;

+ Dễ dàng điều chỉnh, nếu người bệnh mất thêm răng thì nha sĩ có thể bổ sung răng giả;

+ Không cần thực hiện phẫu thuật ngoại khoa;

+ Thời gian thực hiện rất ngắn, chỉ mất vài ngày;

– Đối với hàm giả tháo lắp toàn phần:

Bên cạnh những ưu điểm giống như hàm giả bán phần, hàm giả toàn phần còn có khả năng:

+ Giúp nâng đỡ các mô mềm như má, môi;

+ Tái tạo lại độ nhô và chiều cao của khung hàm, khắc phục vấn đề thẩm mỹ của người móm;

+ Dễ dàng chỉnh sửa cả hình dạng, kích thước và màu sắc của nướu và răng;

+ Có thể đệm thêm hàm sau 1 thời gian sử dụng, nhằm tăng kích thước xương hàm bị tiêu.

3.2. Nhược điểm của hàm giả tháo lắp

– Với những người mới sử dụng thì cảm giác sẽ không mấy thoải mái nên cần thời gian thích nghi;

– Lúc mới đeo hàm giả, người bệnh có thể bị viêm loét nướu;

– Khả năng ăn nhai không tốt, không ăn được các món ăn dai hoặc cứng;

– Gây khó khăn trong quá trình phát âm, nhất là khi hàm bị lỏng;

– Không giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm;

– Cần phải tháo ra hằng đêm để vệ sinh cũng như giúp xương hàm nghỉ ngoi và tái tạo, hạn chế tình trạng tiêu xương;

– Cần phải chỉnh sửa, thay thế hoặc đệm hàm định kỳ 2 – 3 năm/ lần. Việc này nhằm đảm bảo hàm vững chắc;

– Độ bền thấp, dễ gãy, vỡ hoặc thậm chí là thất lạc vì phải tháo ra thường xuyên.

Trên đây là những so sánh đầy đủ về các phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về từng phương pháp và có cái nhìn tổng quan để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

 

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay