Viêm chân răng – dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất hiện nay gây ám ảnh cho nhiều người. Bệnh lý này xuất hiện có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên đều có chung những dấu hiệu và triệu chứng. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh viêm chân răng? Làm thế nào để xử lý? Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Viêm Chân Răng

1. Viêm chân răng là gì? 

Viêm chân răng được biết đến là một bệnh lý về răng miệng liên quan đến những tổ chức xung quanh răng, gây ra các tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm vùng nướu. Những tổn thương này nếu như kéo dài sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc răng bị lung lay hoặc gây nên hiện tượng mất răng hàng loạt. Ở thời gian đầu của viêm chân răng, phần chân răng bị sưng sẽ có hiện tượng đau nhức nhẹ và xuất hiện những túi mủ ở chân răng gây nên tình trạng hôi miệng.

Viêm chân răng thường được chia làm 2 loại:

  • Viêm chân răng mãn tính: với trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian dài. Những cơn đau này dần dần sẽ lan ra những vị trí khác do đó khó có thể xác định được một cách chính xác vị trí của nó.
  • Viêm chân răng cấp tính: với trường hợp viêm chân răng cấp tính, các cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn trong cùng một thời điểm nhất định tuy nhiên xảy ra trong thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, do đó khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng mình đã khỏi bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm chân răng

Viêm chân răng thực tế chính là giai đoạn muộn của viêm lợi, do đó những biểu hiện ban đầu của bệnh lý này dễ khiến cho người bệnh chủ quan. Dưới đây là một số biểu hiện của viêm chân răng mà bạn nên biết:

  • Giai đoạn đầu: ở giai đoạn đầu của viêm chân răng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các tình trạng lợi bị sưng tấy, đau nhức, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng chảy máu mỗi khi đánh răng hay chịu tác động mạnh. Ngoài ra sẽ xuất hiện hiện tượng hôi miệng và cảm giác bứt rứt ở phần chân răng;
  • Giai đoạn muộn: khi đã bước sang giai đoạn muộn, các triệu chứng như áp xe, sưng mủ các chân răng gây nên tình trạng đau nhức vùng lợi sẽ diễn ra. Răng cũng có thể bị lung lay, vùng lợi quanh răng trở nên mềm và viêm đỏ dẫn đến chảy máu chân răng. Trong những trường hợp nặng hơn có thể xảy ra tình trạng rụng răng hàng loạt gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

3. Nguyên nhân gây nên viêm chân răng

  • Do vi khuẩn và vi rút xâm nhập: trong những bữa ăn hàng ngày chứa không ít các loại vi khuẩn và virus khác nhau mà chúng ta tiếp xúc phải. Đây là một trong những lý do chính gây nên tình trạng viêm chân răng;
  • Vệ sinh răng miệng kém: việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là điều cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh. Có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt không chỉ giúp loại bỏ những mảng bám còn sót lại trên răng mà còn có thể ngăn ngừa được sự hình thành của vi khuẩn trong khoang miệng. Thế nhưng, một số người lại chủ quan, không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày dẫn đến viêm chân răng;
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của mỗi người. Do đó, khi cơ thể bị thiếu chất hay không đủ sức đề kháng để có thể chống lại các vi khuẩn có trong khoang miệng thì tình trạng viêm chân răng rất dễ xảy ra;
  • Những nguyên nhân khác: ngoài những lý do trên còn tồn tại một số những nguyên nhân khác gây nên tình trạng viêm chân răng, có thể kể đến như lạm dụng việc hút thuốc lá thường xuyên, không thực hiện việc lấy cao răng định kỳ, sử dụng tăm để xỉa răng,…

 

4. Những ảnh hưởng của viêm chân răng

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng 

Viêm Chân Răng1

Một trong những tác hại đầu tiên mà viêm chân răng gây ra đó chính là có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe răng miệng, gây nên một số bệnh lý về răng miệng như:

  • Tụt lợi và tiêu xương răng: tụt lợi và tiêu xương răng là một trong những bệnh lý do viêm chân răng gây ra. Tình trạng tụt lợi và tiêu xương răng làm cho các chân răng bị lộ ra, gây mất thẩm mỹ, nếu như kéo dài sẽ khiến cho các răng trở nên yếu hơn và gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày;
  • Áp xe răng: vi khuẩn tồn tại ở vị trí sát chân răng có thể phát triển một cách vô cùng nhanh chóng mà có thể sớm chạm vào tủy hơn so với các vi khuẩn ở mặt nhai. Với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng có thể hình thành nên những ổ áp xe răng tạo nên những sưng mủ gây đau và vô cùng khó chịu;
  • Lung lay và mất răng hàng loạt: tình trạng viêm chân răng nếu như để kéo dài và không điều trị sẽ dần dần làm ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh răng, làm cho răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng hàng loạt. Điều này còn có thể làm ảnh hưởng cũng như tấn công và phá hủy những chiếc răng khác một cách nhanh chóng.

4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Với những người gặp phải tình trạng viêm nha chu thì nồng độ vi khuẩn sẽ cao hơn so với người bình thường, xâm nhập vào cơ thể theo đường máu gây nên những biến chứng như:

  • Nguy cơ sinh non ở phụ nữ đang mang thai: những bệnh lý về răng miệng thường xảy ra ở bà bầu là do việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là viêm chân răng. Nếu như tình trạng viêm chân răng xảy ra ở phụ nữ đang mang thai không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau co thắt và làm giãn nở tử cung dẫn đến việc sinh non;
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường: viêm chân răng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến khả năng kiểm soát lượng đường huyết có trong cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường type 2;
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu: với những người bị viêm chân răng, các vi khuẩn tồn tại ở vùng khoang miệng sẽ có thể lây lan ra những vị trí tổn thương theo đường máu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu.

5. Cách xử lý khi bị viêm chân răng

5.1. Điều trị tại nhà

Với những trường hợp bị viêm chân răng ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng một trong những cách sau đây:

  • Trị viêm chân răng bằng muối: sử dụng một lượng muối tinh vừa phải kết hợp cùng 200ml nước ấm, sau đó thực hiện súc miệng từ 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên phương pháp này chỉ là phương pháp tạm thời giúp cải thiện tình trạng viêm chân răng để đạt hiệu quả tối đa bạn vẫn cần đến nha sĩ để được điều trị triệt để chấm dứt tình trạng này.
  • Súc miệng bằng betadin pha loãng: Với thành phần chính Povidon – Iod 1%, nồng độ này đặc biệt thích hợp dùng để súc miệng hàng ngày. Sản phẩm hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm chân răng, …Ngoài ra, Betadine còn giúp làm sạch và vệ sinh răng miệng trong và sau quá trình phẫu thuật.
  • Điều trị bằng thuốc tây: Kháng viêm làm giảm tình trạng viêm nhiễm chân răng, các loại thuốc thường được chỉ định gồm ibuprofen, mefenamic, axit meloxicam, diclofenac,… Một số loại thuốc chứa corticosteroid cũng có thể được sử dụng trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng.

5.2. Điều trị bằng thuốc tây

Trong quá trình tự điều trị viêm chân răng tại nhà, nếu như không muốn thực hiện những phương pháp dân gian, bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng một số loại thuốc tây như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt như beta-lactam, macrolid,…
  • Nhóm thuốc có chứa corticosteroid như dexamethason, prednisolon,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid như diclophenac, ibuprofen, meloxicam,…
  • Nhóm thuốc giảm đau thông dụng như aspirin, paracetamol,…

5.3. Điều trị tại nha khoa

Khi không tìm được những phương pháp hiệu quả, hoặc với những trường hợp viêm chân răng đã ở giai đoạn nặng cần được đến những cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị một cách kịp thời. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng viêm chân răng đang ở giai đoạn nhẹ hay giai đoạn nặng, sau đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng khách hàng để đem lại hiệu quả cao nhất.

Nha khoa Liên Thanh

Địa chỉ: 30A Hạ Hồi – P. Trần Hưng Đạo – Q. Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hotline tư vấn: 024.62.676767 – 0963000451

Hotline đặt lịch khám: 0973.306.754

Website: https://nhakhoalienthanh.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoalienthanh

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay